Xin chào Luật sư. Tôi là Quang, hiện đang là một chủ đầu tư kinh doanh nên tôi rất quan tâm các vấn đề liên quan đến Thuế. Tôi biết hiện nay có chính sách giảm thuế VAT xuống 8%, vậy nên Luật sư cho tôi hỏi có cách nào tra cứu nhanh các mặt hàng được giảm thuế từ 10% xuống 8% theo Nghị quyết số 43 năm 2022 không ạ? Tôi muốn biết mặt hàng nào được giảm và mặt hàng nào không được giảm một cách nhanh chóng. Rất mong nhận được câu trả lời từ phía Luật sư. Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Tra cứu mặt hàng giảm thuế theo Nghị quyết 43 như thế nào?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Thuế GTGT là gì? Đặc điểm của thuế GTGT?
Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế GTGT còn được gọi với một cái tên khác là thuế VAT (Value-Added Tax). Hiểu một cách đơn giản, đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.
Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu
Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu.
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp
Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước.
Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp.
Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến
Thuế GTGT được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.
Thứ tư, thuế giá trí gia tăng có phạm vi điều tiết rộng
Thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng.
Quy định về giảm thuế GTGT 2022
Ngày 11/01/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội với một số nội dung nổi bật sau đây:
Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2022
Theo đó, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%),
Trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
Bên cạnh đó, cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.
Các loại hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT 2022
Đây có lẽ là phần được nhiều bạn quan tâm nhất. Các loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng giảm thuế GTGT được quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP như sau:
1. Giảm thuế GTGT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này.
Các bạn kế toán nên xem kỹ Phụ lục 1 này để tránh trường hợp xuất hóa đơn nhầm sang sản phẩm được giảm thuế GTGT.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khải thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II, và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định mới của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT.
Tra cứu mặt hàng giảm thuế theo Nghị quyết 43 như thế nào?
Hướng dẫn tra cứu mã sản phẩm hàng hoá dịch vụ được áp dụng thuế suất 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP như sau:
Để tra cứu xem mặt hàng mà doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh chịu thuế 8% hay 10% thì các bạn dùng cách sau:
Bước 1: Tra cứu mã sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh tại Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018.
Bước 2: Tra cứu mã sản phẩm vừa tra được tại các phụ lục I, II, III của Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Nếu tìm thấy mã sản phẩm tại 1 trong 3 phụ lục này thì không được giảm thuế (vẫn là 10%). Nếu ngược lại thì được giảm thuế (giảm con 8%).
Đối với việc kê khai các hóa đơn được giảm thuế các bạn sẽ kê khai tại phụ lục 43/2022/QH2015 đính kèm tờ khai thuế GTGT.
Cụ thể cách tra cứu cứu mặt hàng không được giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP như sau:
Tra cứu mã ngành của hàng hóa/dịch vụ
- Trước hết, bạn cần tải về phụ lục danh sách ngành sản phẩm Việt Nam theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg
- Mở phụ lục và ấn tổ hợp phím “CTRL+F” để thực hiện tìm kiếm
- Gõ tên hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp vào ô tìm kiếm và xem các kết quả. Bạn có thể thay đổi từ khóa sản phẩm và thực hiện tìm kiếm nhiều lần cho đến khi có kết quả chắc chắn nhất.
Lưu ý:
Nên tra cứu đồng thời cả mã ngành và tên hàng hóa để đảm bảo chính xác.
Các doanh nghiệp nhập khẩu nên tra cứu thêm mã HS code để đảm bảo tính chính xác.
Kiểm tra mã ngành và hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp có thuộc đối tượng không được giảm thuế GTGT hay không.
Trước hết, bạn cần tải phụ lục I, I, III của Nghị định 15/2022/NĐ-CP tại đây, các phụ lục này là danh sách các hàng hóa/dịch vụ không được giảm thuế GTGT.
Tương tự bước 1, bạn thực hiện Ctrl + F để thực hiện tra cứu.
Tại ô tra cứu, bạn gõ mã ngành vừa tìm được ở bước 1.
- Nếu mã ngành mặt hàng của DN bạn xuất hiện tại một trong 3 phụ lục trên => Hàng hóa, dịch vụ đó không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT
- Nếu mã ngành mặt hàng của DN bạn không xuất hiện trong các phụ lục trên => Hàng hóa, dịch vụ đó được giảm thuế GTGT từ 10% còn 8%
Với các doanh nghiệp nhập khẩu, nếu khi tra cứu có mã HS code giống kể cả trường hợp có chức năng của sản phẩm không giống nhau thì HH,DV đó là không thuộc diện được giảm thuế GTGT.
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ khách sạn có được giảm thuế không?
- Chuyển nhượng vốn ngang giá có phải nộp thuế TNCN?
- Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tra cứu mặt hàng giảm thuế theo Nghị quyết 43 như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Trong đó:
Tổ chức kinh doanh bao gồm: các doanh nghiệp dưới mọi loại hình, thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các loại hình hợp tác xã;
Cá nhân kinh doanh bao gồm: những người kinh doanh độc lập, hộ kinh doanh, các cá nhân hợp tác cùng sản xuất kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân.
Nghị quyết 43/2022/QH15 nêu rõ tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176.000 tỷ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023, bao gồm:
Về y tế, bố trí tối đa 14.000 tỷ đồng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, sản xuất vaccine trong nước và thuốc điều trị Covid-19…
Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Nghị quyết nêu việc hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40.000 tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân thuê và thuê mua.
Cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỷ đồng.
Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bổ sung tối đa 113.550 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai…
Thứ nhất, phục hồi và phát triển nhanh chóng hoạt động kinh doanh sản xuất, động lực tăng trưởng của một số ngành nghề, lĩnh vực quan trọng với mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%-7%/năm giai đoạn 5 năm 2021 đến 2025, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn dưới 4%
Thứ hai, chính sách giảm còn 8% thuế VAT góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, các cán cân kinh tế trung và dài hạn, giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, người dân;
Thứ ba, chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% giúp đảm bảo cuộc sống của người dân, an sinh xã hội, nhất là với những tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh…