Xã hội ngày càng phát triển cùng với đó là sự bùng nổ của khoa học công nghệ nên việc tra cứu thông tin trở nên dễ dàng. Thay vì tìm kiếm lý lịch bản cứng của ai đó chúng ta có thể tra cứu lý lịch tư pháp một cách nhanh chóng trên các kênh trực tuyến. Việc tra cứu trở nên dễ dàng nên thu hút được số lượng lớn người quan tâm, vậy mọi người đã biết cách tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng? Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12
- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP
Lý lịch tư pháp là gì?
Căn cứ Điều 2 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 thì:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Tòa án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.
Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
Mục đích của lý lịch tư pháp
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Chính quy định này tại khoản 4 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 đã giúp cá nhân cũng như các cơ quan, doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin cũng như là minh chứng cho lý lịch của bản thân. Mục đích của lý lịch tư pháp được nêu rõ tại Điều 3 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12:
Điều 3. Mục đích quản lý lý lịch tư pháp
1. Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Việc tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp là hết sức quan trọng bởi phiếu lý lịch tư pháp cần sự chính xác tuyệt đối, là minh chứng lý lịch của cá nhân hay doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo quy định tại Điều 47 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 quy định:
1. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
2. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
4. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Có thể tra cứu xác minh thông tin tại các cơ quan: tại cơ quan Công an, tại Tòa án, tại cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, tại cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Cách cách tra cứu lý lịch tư pháp
Có 2 cách để tra cứu lý lịch tư pháp là tra cứu lý lịch tư pháp qua tin nhắn SMS và tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến.
Tra cứu lý lịch tư pháp qua tin nhắn SMS
Để tra cứu lý lịch tư pháp qua tin nhắn, bạn chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp: Mã số biên nhận hồ sơ và gửi 8183.
Lệ phí của một lần nhắn tin là 1.000 đồng.
Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến
Để tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng phải làm thế nào? Cần những bước cụ thể là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu nhé!
Việc tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến phải trải qua 5 bước. Cụ thể như sau:
Bước 1
Truy cập vào trang web Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến theo đường link sau: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
Bước 2
Chọn đối tượng nộp hồ sơ và nơi cư trú/thường trú/tạm trú.
Bước 3
Chọn mục Tra cứu (Lookup) ở bên dưới hoặc biểu tượng Tra cứu ở trên.
Bước 4
Nhập đầy đủ thông tin yêu cầu cần để tra cứu sau đó ấn enter hoặc nháy chuột vào Tra cứu.
Bước 5
Hệ thống sẽ hiển thị kết quả sau khi tra cứu
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc tra cứu lý lịch tư pháp. Mọi thắc mắc có liên quan hoặc cần tư vấn về vấn đề pháp lý như Các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế hãy liên hệ Luật sư X để được hỗ trợ và giải đáp. Tel: 0833 102 102.
Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật (theo quy định tại Điều 6 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12).
Thông tin lý lịch tư pháp có thể được gửi bằng một trong các phương thức như trực tiếp, qua bưu điện, mạng máy tính.