Quảng cáo được hiểu là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Tra cứu giấy xác nhận nội dung quảng cáo thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo
Theo quy định tại Điều 19 Luật Quảng cáo 2012 được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BYT, nội dung quảng cáo cần đáp ứng các yêu cầu chung sau:
– Bảo đảm rõ ràng, trung thực, chính xác, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo, không có các hành vi bị cấm như:
+ Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
+ Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
+ Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội…
– Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định.
– Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.
Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 liệt kê 16 hành vi bị cấm trong quảng cáo, trong đó có quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Cá nhân, tổ chức quảng cáo gian dối sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Tra cứu giấy xác nhận nội dung quảng cáo
Có thể tra cứu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo những cách sau đây:
Tra cứu trên tài khoản đăng ký của doanh nghiệp
Khi nộp hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp sẽ phải lập một tài khoản trên cổng thông tin của Cục an toàn thực phẩm: http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.
Sau khi được cấp giấy phép, nếu muốn tra cứu số giấy phép, ngày cấp, nội dung, doanh nghiệp chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của mình. Sau đó, chọn phần hồ sơ đã trả lời kết quả, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ thông tin về các giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp đã được cấp.
Nội dung hiển thị bao gồm: Mã hồ sơ tiếp nhận, số xác nhận quảng cáo, ngày trả kết quả trực tuyến, tên sản phẩm và phương tiện quảng cáo. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tải Giấy phép bản mềm tại cột cuối cùng của bảng thông tin.
Tra cứu trực tiếp trên cổng thông tin http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.
Bên cạnh tra cứu trên tài khoản đăng ký doanh nghiệp, có thể trực tiếp tra cứu trên cổng thông tin của Cục An toàn thực phẩm. Đối với hình thức tra cứu này doanh nghiệp không cần đăng nhập tài khoản, mọi người chỉ cần truy cập vào trang web phía trên.
Sau đó, chọn mục “tra cứu”. Tại ô tìm kiếm, gõ tên doanh nghiệp hoặc tên sản phẩm (gõ chính xác) để xem kết quả tìm kiếm.
Với hình thức này các bạn không chỉ tra cứu được giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng của doanh nghiệp mình mà còn có thể tra cứu giấy phép của các đơn vị khác.
Hồ sơ xin cấp phép quảng cáo mỹ phẩm
Hồ sơ xin cấp phép quảng cáo mỹ phẩm được làm thành 01 bộ và cần có các giấy tờ như sau:
– Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.
– Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:
+ Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải phải có một bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến, 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo.
+ Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản maket nội dung dự kiến quảng cáo.
+ Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Cần có thêm mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Mẫu nhãn sản phẩm.
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiêp nhận.
Hồ sơ xin xác nhận nội dung quảng cáo
Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
Căn cứ Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo bao gồm:
- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo;
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao);
- Mẫu nhãn sản phẩm;
Trong đó:
– Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình: Có thêm kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh;
– Đối với quảng cáo trên các phương tiện khác: Phải có nội dung dự kiến quảng cáo;
– Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố: Phải có tài liệu khoa học chứng minh;
Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm.
Xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, mỹ phẩm
Theo Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BYT, hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo bao gồm:
- Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
- Các tài liệu cụ thể khác liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo…
Cơ quan tiếp nhận:
- Cục Quản lý dược cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với mỹ phẩm của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn quản lý của Sở Y tế.
- Trường hợp quảng cáo mỹ phẩm thông qua hội nghị, hội thảo,… thì Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Quảng cáo gian dối bị phạt bao nhiêu tiền?
Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo gian dối, không đúng sự thật có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn:
– Về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
– Về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:
– Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 – 07 tháng;
– Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 – 24 tháng trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong 06 tháng.
Đồng thời, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo; buộc cải chính thông tin gian dối, không đúng sự thật đã đăng tải quảng cáo.
Mời bạn xem thêm:
- Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm theo quy định pháp luật
- Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm gồm những gì?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: trích lục khai tử, thành lập công ty cổ phần,mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quảng cáo gian dối mà còn vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội quảng cáo gian dối.
Cụ thể, theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015, người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
– Bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng; hoặc
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoai ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Khoản 11 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định rằng quảng cáo có sử dụng các từ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định là hành vi bị cấm.
“Tài liệu hợp pháp” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL bao gồm:
– Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường. Cụ thể, đó là những công ty, tổ chức đăng ký hoạt động trong Nhóm ngành Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận, mã số: M – 73 – 732 – 7320 – 73200 ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg với chức năng theo luật định là:
+ Điều tra thị trường tiềm năng, sự chấp nhận, tính liên quan của sản phẩm và thói quen mua sắm của người tiêu dùng cho mục đích xúc tiến bán và phát triển những sản phẩm mới, bao gồm kết quả phân tích thống kê;
+ Điều tra thu thập ý kiến của công chúng về những sự kiện chính trị, kinh tế và xã hội, bao gồm kết quả phân tích thống kê.
– Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự.
Theo Điều 31 Luật Quảng cáo 2012:
– Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 m2 trở lên;
– Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
– Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 m2 trở lên.