Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm. Bên cạnh đó, hằng ngày, báo đài cùng các phương tiện truyền thông đại chúng đều đề cập đến vấn đề này. An toàn vệ sinh thực phẩm có vai trò quan trọng bởi vì nócó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người sử dụng. Đồng thời nó còn có tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực khác của xã hội loài người. Pháp luật có những quy định cụ thể về vấn đề này. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì? Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ra sao? Hồ sơ, thủ tục cũng như lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm những gì? Tra cứu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như thế nào? Mức phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ra sao? Làm thế nào để đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Thông tư số số 149/2013/TT-BTC
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
An toàn thực phẩm là gì?
Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu theo nghĩa hẹp đó là một môn khoa học dùng để mô tả quá trình xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng cách áp dụng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.
Hiểu theo nghĩa rộng thì vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nói một cách cụ thể hơn thì an toàn vệ sinh thực phẩm bao hàm những thói quen và những thao tác được thực hiện trong quá trình chế biến thực phẩm nhằm mang đến chất lượng thực phẩm tốt nhất tránh các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Thực hiện vệ sinh thực phẩm chính là quy trình đảm bảo cho thực phẩm không bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thực phẩm không có những thành phần gây độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thực phẩm đảm bảo vệ sinh là bao gồm những loại thực phẩm được xử lý theo quy trình đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; được bảo quản sạch sẽ trong suốt quá trình sản xuất, chăm sóc, đóng gói, chế biến, vận chuyển, phân phối.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là vấn đề của một người nào đó một ngành nào đó mà cần có sự tham gia của nhiều ngành và cần sự phối hợp của toàn xã hội.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam hiện nay vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề vô cùng “nhức nhối” và ở mức “báo động đỏ”. Mặc dù vấn đề này được tuyên truyền sâu rộng cùng với những chế tài quản lý cũng như xử lý được áp dụng nhưng tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang ở mức cao mà người ta vẫn gọi là thực trạng “thực phẩm bẩn” tràn lan.
Thực phẩm bẩn
Thực phẩm bẩn ở đây là chỉ chung cho tất cả các loại thực phẩm kém chất lượng và chúng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe con người, lâu dần là tác động đến giống nòi và cả sự phát triển kinh tế xã hội.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy rõ thực trạng sử dụng tràn lan và lạm dụng các chất phụ gia, phẩm màu đường hóa học cùng với nhiều chất độc hại khác để bảo quản, sản xuất, chế biến thực phẩm. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng ở các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm mà không được cấp giấy chứng phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lạm dụng chất kích thích hóa học
Trong ngành nông nghiệp việc lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, hóa chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản đang trở thành vấn nạn. Hành động này gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và gây nên tình trạng tồn dư hóa chất gây ảnh hưởng về mặt lâu dài. Các loại thịt từ gia súc, gia cầm ngang nhiên tiêu thụ mà không qua kiểm duyệt thú ý tiềm ẩn những nguy cơ dịch bệnh rất cao.
Thực phẩm giả
Đó là chưa kể đến tình trạng thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, “treo đầu dê bán thịt chó” thành phần chế biến hoàn toàn sai khác với thông tin đăng ký với cơ quan quản lý. Mục đích để qua mặt cơ quan quản lý lừa dối khách hàng để kiếm lợi nhuận cao.
Làm thế nào để đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm?
Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn nạn nhức nhối của cả xã hội và để đẩy lùi vấn nạn này thì các cấp ngành liên quan cần phải có những chế tài xử lý mạnh mẽ và kiên quyết hơn nữa đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm để bảo vệ người tiêu dùng.
Đồng thời người tiêu dùng hãy tự biết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với những việc làm cần thiết:
+ Tham khảo các kiến thức và kỹ thuật chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn
+ Tìm đến các địa chỉ có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để mua hàng đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ, đạt tiêu chuẩn cho phép từ cơ quan quản lý.
+ Lựa chọn thực phẩm tươi ngon chú ý thời hạn sử dụng
+ Dùng nước sạch để sử dụng và chế biến thực phẩm
+ Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các vật dụng nấu nướng và ăn uống.
+ Thực hiện ăn chín uống sôi
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?
Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các công ty, hộ kinh doanh cá thể có phát sinh hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở chế biến,..nhằm các cơ sở này đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thực phẩm.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn phải bảo đảm các điều kiện sau đây
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lệ phí xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Lệ phí cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu: 150.000 đồng/lần
- Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần
- Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ
- Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,….trong và sau khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Mức phí là 500.000 đồng/lần và được áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng đủ các điều kiện liên quan tới giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phí thẩm định cơ sở xin cấp giấy chứng nhận ATTP
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn dưới 200 suất ăn; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 200 suất ăn đến 500 suất ăn: 600.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 500 suất ăn trở lên: 700.000 đồng/lần/cơ sở
Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ
- Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1 triệu đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1,5 triệu đồng/lần/cơ sở
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 500.000 đồng/lần/cơ sở
Tra cứu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Tra cứu giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm là việc sử dụng máy tính có kết nối internet rồi truy cập vào website chính thức của Bộ Y Tế, tiến hành tra cứu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hay nói cách khác, tra cứu giấy phép an toàn thực phẩm là quá trình kiểm tra xem doanh nghiệp/ hộ kinh doanh/ cá nhân đó đã kinh doanh giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay chưa.
Khi muốn kiểm tra giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các cá nhân và doanh nghiệp đó cần phải lên trực tiếp website của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiểm tra. Nếu đến nay, bạn vẫn chưa biết cách kiểm tra giấy phép an toàn thực phẩm trực tuyến của của mình như thế nào, hãy xem ngay hướng dẫn sau đây của chúng tôi sau đây.
Tra cứu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại website của Bộ Y Tế
Để tra cứu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại website của Bộ Y Tế, các cá nhân/ tổ chức/doanh nghiệp hãy vào trang web Cục an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế và tra cứu theo link https://nghidinh15.vfa.gov.vn/.
Bước 1: Chọn vào ô cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
Bước 2: Sau đó, bạn hãy điền đầy đủ thông tin của doanh nghiệp mình muốn tra cứu bao gồm tên cơ sở và địa chỉ cơ sở rồi bấm vào mục tìm kiếm.
Lưu ý: Để gia tăng độ chính xác cao, bạn có thể bấm vào mục tìm kiếm nâng cao và điền đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp.
Mức phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có các mức xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như sau:
“Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Xử phạt thực phẩm hết hạn sử dụng
- Quy định ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Quy định về Giấy phép kinh doanh vận tải
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tra cứu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề nhận làm sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, tòa nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: Cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
– Cơ Sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
– Cơ Sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
– Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho SỐ lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng Cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
– Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc,
– Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán Cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, địa điểm công cộng.
– Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ.
– Chợ là địa điểm để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
– Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
– Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hóa đủ loại.
– Hội chợ là địa điểm tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hóa.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP được quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo đó:
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào kiểm tra thì cơ quan đó cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Cụ thể là:
1. Cơ quan kiểm tra cấp trung ương: Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan kiểm tra cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
– Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.