Điều dưỡng viên có thể thực hiện việc xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng bằng việc nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Bên cạnh đó, việc cấp chứng chỉ này cũng có thể được thực hiện qua thủ tục trực tuyến. Người đề nghị cấp có thể đăng ký việc nộp hồ sơ trực tuyến trên công thông tin điện tử của sở/ Bộ y tế. Thủ tục này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, rút ngắn thủ tục với người dân khi có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề. Vậy khi nộp hồ sơ trực tuyến, làm cách nào để biết hồ sơ đã được tiếp nhận? Tình trạng giải quyết hồ sơ đến đâu? Khi nào có thể được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng? Để có thể giải đáp các thắc mắc này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Tra cứu chứng chỉ hành nghề điều dưỡng”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là gì?
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là công cụ để người hành nghề phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và các ứng dụng khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực hành nghề, đây cũng là công cụ để nhà nước quản lý, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
Theo Khoản 4 Điều 2 Luật khám chữa bệnh có quy định về khái niệm chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
“Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).”
Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Điều dưỡng viên là một trong các đối tượng cần xin cấp chứng chỉ hành nghề trước khi hoạt động, làm việc theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là cơ sơ pháp lý để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với điều dưỡng và đây là một điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực này.
Chứng chỉ hành nghề đưỡng được cấp cho người có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 của Luật khám chữa bệnh 2009.
Giá trị của chứng chỉ hành nghề điều dưỡng
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng sẽ chỉ được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.
– Trường hợp chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bị hư hỏng, người hành nghề được cấp lại chứng chỉ hành nghề.
– Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
+ Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
+ Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;
+ Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;
+ Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;
+ Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;
+ Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;
+ Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng: bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Nội dung của chứng chỉ hành nghề điều dưỡng
Trong đó nội dung của chứng chỉ hành nghề điều dưỡng được quy định tại Điều 25 Luật khám chữa bệnh 2009 bao gồm:
+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, bằng cấp chuyên môn;
+ Hình thức hành nghề;
+ Phạm vi hoạt động chuyên môn.
Điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng
Theo quy định tại Điều 18 Luật khám chữa bệnh 2009, Điều kiện chứng chỉ hành nghề điều dưỡng như sau:
– Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận là lương y;
+ Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, thời hạn là 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên (khoản 1 Điều 24 Luật khám chữa bệnh),
– Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
– Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng trực tuyến
Hiện nay, đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng online chỉ áp dụng cho một số tỉnh, thành, do đó, trong trường hợp khu vực người đề nghị chưa có hệ thống làm chứng chỉ hành nghề điều dưỡng online thì cá nhân/tổ chức cần phải đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục này.
Dưới đây xin giới thiệu thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ ngành nghề điều dưỡng
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam gồm:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu;
– Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
– Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định này cấp.
– Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
– Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Chú ý: Hồ sơ đăng ký, đề nghị cấp chứng chỉ hành nghềtrực tuyến được coi là hợp lệ khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định và nội dung hồ sơ, giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.
– Các thông tin đăng ký, đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản gốc.
Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng
Bước 1: Truy cập vào website cổng dịch vụ công Quốc gia TP Hồ Chí Minh: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn./icloudgate/version4/ps/page/bs/home.cpx
Tại đây, chọn: “TIẾP NHẬN HỒ SƠ”
Tại mục “Lĩnh vực” chọn “Khám chữa bệnh”
Tại mục “Tên thủ tục” nhập “Cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”
Sau đó nhấp vào ô “Tra cứu”. Màn hình sẽ hiện ra như hình bên dưới và người thực hiện nhấp vào ô “Chọn” để tiếp tục.
– Bước 2: Lựa chọn dịch vụ nộp hồ sơ.
Nếu chọn hình thức “Dịch vụ nộp hồ sơ qua mạng” nhấp vào ô “Chọn” để thực hiện.
Tại mục “Thông tin người nộp hồ sơ”, điền tất cả các thông tin (họ tên, ngày sinh, số CMND) của người nộp hồ sơ.
Nhấp vào ô “Xác nhận”
+ Nếu người nộp hồ sơ đã có tài khoản nộp hồ sơ qua mạng, ấn “xác nhận” để hoàn tất thông tin của người nộp.
+ Nếu người nộp hồ sơ chưa có tài khoản nộp hồ sơ qua mạng, ấn “xác nhận” và tiến hành kê khai đầy đủ thông tin để đăng ký tài khoản.
Bước 3: Đính kèm tài liệu.
Tiếp tục chọn vào mục nội dung, thành phần hồ sơ để thực hiện việc đăng tải các tài liệu hồ sơ.
– Người thực hiện nộp hồ sơ điền đầy đủ thông tin của mình và nhấn vào ô “Kết xuất mẫu đơn” để tạo mẫu đơn văn bản điện tử.
– Tiến hành đính kèm những tài liệu theo yêu cầu của hệ thống.
Sau đó chọn tiếp tục.
Bước 4: Nộp phí, lệ phí đăng ký
Tại mục phí, lệ phí chọn hình thức nhận kết quả: nộp/nhận hồ sơ tại nhà – qua bưu điện
Người đề nghị điền các thông tin về địa chỉ nhận kết quả.
Tiếp theo chọn hình thức nộp phí, lệ phí: trực tiếp/ thanh toán trực tuyến.
– Xác nhận thông tin khai báo, nhập mã bảo vệ và nhấn vào ô “tiếp tục”, xác nhận lại các thông tin một lần nữa nhấn đồng ý để hoàn tất quá trình nộp hồ sơ => Nhận thông báo kết quả nộp hồ sơ qua mạng thành công.
Tại sao sẽ hiện mã hồ sơ tương ứng với trường hợp nộp hồ sơ của bạn, bạn cần lưu lại mã số hồ sơ này để tiến hành việc tra cứu tiến độ tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng.
Tra cứu cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng như thế nào?
Để tra cứu chứng chỉ hành nghề điều dưỡng tại Thành phố Hồ Chí Minh, người xin cấp truy cập vào website cổng dịch vụ công Quốc gia TP Hồ Chí Minh theo đường link dưới đây: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn./icloudgate/version4/ps/page/bs/home.cpx
Tiếp theo chọn vào mục “Tra cứu Hồ sơ”.
Tại đây bạn nhập mã số hồ sơ mà trước đó đã tiến hành đăng ký nộp hồ sơ tại thủ tục đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề khám chữ bệnh trực tuyến, điền số căn cước công dân/chứng minh nhân dân của người đề nghị, tên công dân và nhấn tìm kiếm.
Trạng chủ sẽ trả về tình trạng hồ sơ của bạn.
-Khi vừa nộp hồ sơ: tình trạng sẽ hiện lên là mới đăng ký
– Người nộp có thể chọn dấu ba chấm tại mục thao tác sẽ xem chi tiết, xem quy trình hoặc để rút, xóa, cập nhật bổ sung hồ sơ.
Tại phần xem quy trình, có thể tra cứu được ngày hẹn trả kết quả, hạn xử lý quy trình, hình thức tiếp nhận, hình thức trả kết quả của thủ tục.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về chủ đề “Tra cứu chứng chỉ hành nghề điều dưỡng” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề hồ sơ trích lục bản đồ địa chính có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng. Liên hệ qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mua đất bị quy hoạch có lấy lại tiền cọc được không?
- Đất quy hoạch ODT là gì theo quy định mới năm 2022?
- Có bắt buộc công chứng tại trụ sở văn phòng công chứng không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 26 Luật khám chữa bệnh 2009, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng như sau:
– Bộ trưởng Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp sau đây:
+ Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
+ Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Luật khám chữa bệnh;
+ Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
– Giám đốc Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo đó, tại điểm a khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định đối với hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Ngoài hành vi trên, các hành vi dưới đây cũng sẽ áp dụng mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, cụ thể:
(1) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
(2) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật;
(3) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề;
(4) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
(5) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh;
(6) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh hình thức phạt tiền, còn có hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi sau:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi: (5), (6) nêu trên;
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi: (1), (2), (3), (4) nêu trên.
Theo Khoản 3 Điêu 27 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định:
“Người bị mất hoặc bị hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 của Luật này thì chỉ phải làm đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề.”
Theo đó trong trường hợp người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề do: Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền; Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật thì sẽ được cấp lại chứng chỉ hành nghề nếu đáp ứng đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật.