Chào Luật sư, tôi đang là một sĩ quan chính trị, khoảng thời gian năm 2016 tôi có được cấp thẻ bảo hiểm y tế thuộc diện quân đội. Hiện tại vì cần mã số thẻ bảo hiểm cũng như giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm của tôi làm một số giấy tờ thủ tục ở quê mà giấy tờ bảo hiểm của tôi lại để quên trên đơn vị, sợ không kịp thời gian gửi giấy tờ lên tôi muốn thực hiện tra cứu bảo hiểm y tế bằng hình thức trực tuyến nhưng lại không rõ cách tra cứu. Mong Luật sư có thể cho tôi biết làm thế nào để tôi có thể tra cứu bảo hiểm y tế quân đội của tôi. Và Luật sư tư vấn thêm giúp tôi là mức đóng cũng như mức hưởng bảo hiểm y tế hàng tháng theo diện sĩ quan quân đội là như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Luật sư X cảm ơn bạn vì đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, liên quan đến vấn đề tra cứu bảo hiểm y tế quân đội và mức đóng, hưởng bảo hiểm y tế hằng tháng theo bảo hiểm y tế quân đôi mà bạn đọc đang quan tâm sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết ” tra cứu bảo hiểm y tế quân đội như thế nào?” dưới đây, hi vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích đến bạn đọc, mời bạn đọc theo dõi bài viết.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 70/2015/NĐ-CP
Quy định về bảo hiểm y tế đối với quân nhân
Căn cứ vào điều 4 và 5 Nghị định số 70/2015/NĐ-CP Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu quy định:
- 1. Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ phần kinh phí đóng BHYT cho quân nhân.
- 2. Mức đóng BHYT hằng tháng (kể từ ngày 1-1-2016) như sau:
- Đối với sĩ quan, QNCN: Bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có);
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ: Bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng BHYT phù hợp.
- 3. Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 143/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng quy định thời hạn sử dụng thẻ BHYT đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ tương ứng thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.
Tra cứu bảo hiểm y tế quân đội như thế nào?
Tra cứu bảo hiểm y tế là cách nhanh nhất để biết được các thông tin về quá trình tham gia bảo hiểm y tế, thẻ và mã số thẻ bảo hiểm y tế cũng các quyền lợi về bảo hiểm y tế mà người tham gia có thể được hưởng. Bên cạnh đó, thay vì phải đến các trạm, điểm đại lý, thu bảo hiểm y tế để được hỗ trợ người tham gia có thể tra cứu thông tin về bảo hiểm y tế của cá nhân thông qua nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên cách tra cứu được thông tin của bảo hiểm y tế nhanh chóng dễ dàng nhất chính là tra cứu trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH, cụ thể như sau:
Trong trường hợp bạn quên mất mã số thẻ BHYT để làm giấy tờ thủ tục liên quan. Để biết mã số thẻ BHYT bạn có thể tra cứu mã số BHXH của cá nhân sử dụng CMND:
- Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH Việt Nam > baohiemxahoi.gov.vn > sau đó nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến”
- Bước 2: Chọn “Tra cứu mã số BHXH”. Sau đó nhập đầy đủ các thông tin cần thiết vào các ô tương ứng. Các mục chứa (*) là các mục bắt buộc phải nhập thông tin. Lưu ý nhập dãy số CMND và thông tin ngày sinh để có thể tìm kiếm nhanh chóng và chính xác.
- Bước 3: Tích chọn ô “Tôi không phải người máy”, nhấn chọn nút “Tra cứu” để thực hiện tra cứu mã số BHXH. Tuy nhiên, sau khi nhấn chọn “Tra cứu” hệ thống sẽ trả về kết quả tra cứu. Có 2 trường hợp sẽ có thể xảy ra:
- Trường hợp tra cứu mã số BHXH thành công:Hệ thống sẽ trả về kết quả các thông tin về mã số BHXH của người được tra cứu, đây cũng là mã số thẻ BHYT của người tham gia. Ngoài ra hệ thống còn cung cấp các thông tin khác như thông tin về họ tên; giới tính; ngày sinh; mã hộ; địa chỉ; trạng thái đồng bộ.
- TTrường hợp này xảy ra khi thông tin nhập sai, hoặc thông tin của người tra cứu đang trong quá trình đồng bộ trên hệ thống của cơ quan BHXH. Khi này hệ thống sẽ trả về thông báo “Không có kết quả tìm kiếm”.
Ngoài ra, để tra cứu giá trị sử dụng của thẻ BHYT giúp bạn biết được thời điểm thẻ BHYT bắt đầu có hiệu lực và thời điểm thẻ hết hiệu lực đảm bảo quá trình tham gia đóng BHYT được liên tục. Để tra cứu thông tin này bạn cần biết mã số BHXH/ mã số BHYT định danh của cá nhân tra cứu.
- Bước 1: Thực hiện truy cập vào website Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tiếp theo click chọn biểu tượng “Tra cứu trực tuyến” sau đó giao diện tra cứu trực tuyến mở ra, trong mục “Tra cứu trực tuyến” chọn “Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT”.
- Bước 2: Tại giao diện mới thực hiện điền đầy đủ những thông tin gồm: Mã số BHXH/ thẻ BHYT; Họ tên; Ngày/ Năm sinh. Tiếp theo tích chọn ô “Tôi không phải người máy” > nhấn nút “Tra cứu” để thực hiện tra cứu.
- Sau khi nhấn nút “Tra cứu” sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Hệ thống trả về kết quả tra cứu bảo hiểm y tế bao gồm các thông tin như: Mã thẻ; Họ tên, ngày sinh chủ thẻ; giá trị sử dụng thẻ BHYT; thông tin về mức hưởng khám chữa bệnh BHYT; thông tin về các lần đã được BHYT chi trả…
- Trường hợp 2: Hệ thống thông báo không tìm thấy dữ liệu hoặc thông báo nhập sai dữ liệu. Trong trường hợp này bạn có thể nhập lại dữ liệu và kiểm tra kỹ trước khi ấn nút “Tra cứu” để đảm bảo thông tin bạn nhập là chính xác.
Mức đóng, hưởng bảo hiểm y tế của sĩ quan quân đội là bao nhiêu?
Đối với mức đóng bảo hiểm y tế của sĩ quan quân đội theo quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
- “1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được quy định như sau:
- a) Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; các Điểm a và c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
- b) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1; các Điểm b và c Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
- 2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng cơ quan có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp.”
Cũng căn cứ vào Điều 5 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm đóng, phương thức đóng bảo hiểm y tế như sau:
- “Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ phần kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Hằng năm, căn cứ theo lộ trình quy định tại Điều 3 Nghị định này, các Bộ, cơ quan Trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương xây dựng dự toán kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quản lý quy định tại Điều 2 Nghị định này, tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị gửi về cơ quan tài chính cùng cấp và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
- Đầu mỗi quý, các cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng thực hiện đóng bảo hiểm y tế về Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bảo hiểm xã hội tỉnh).”
Theo đó, mức đóng BHYT đối với đối tượng sĩ quan quân độ quy định bằng 4,5% tiền lương tháng, nhóm tham gia BHYT theo đối tượng này do ngân sách Nhà nước đóng 100%. Cũng có nghĩa là không cần phải đóng BHYT mà được cấp thẻ miễn phí theo đối tượng sỹ quan quân đội.
Về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với sĩ quan quân đội tại Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
- “Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng quy định tại Điều 10 Nghị định này, với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các trường hợp sau:
- a) Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung và Điều 15 Nghị định này;
- b) Khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đối với trường hợp đang công tác hoặc cư trú thường xuyên tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
- c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện và tương đương trong phạm vi cả nước;
- d) Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.
- 2. Đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này thuộc diện quản lý của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố thì ngoài quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, còn được thực hiện theo quy định của Trung ương, hoặc của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- 3. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, với mức hưởng như sau:
- a) 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
- b) 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
- c) 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện và tương đương từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
- d) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và phần còn lại của chi phí điều trị nội trú quy định tại các Điểm a và b Khoản này; phần còn lại của chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm c Khoản này và chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này (nếu có) do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- 4. Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu hoặc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế xã hội hóa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; phần chi phí còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- 5. Chi phí vận chuyển
- a) Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi cấp cứu hoặc đang Điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật trong trường hợp: Chuyển từ tuyến huyện và tương đương trở lên lên tuyến trên; chuyển ngang tuyến; chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới đến tuyến huyện và tương đương theo chỉ định chuyên môn hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ;
- b) Mức hưởng chi phí vận chuyển giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;
- c) Hồ sơ, thủ tục thanh toán chi phí vận chuyển:Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có lệnh hoặc phiếu điều xe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận. Trường hợp không sử dụng phương tiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đi phải có phiếu chi tiền vận chuyển cho người bệnh và được lưu trong hồ sơ quyết toán.”
Như vậy, khi khám chữa bệnh đúng tuyến với thẻ BHYT theo đối tượng sĩ quan quân đội sẽ được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây Luật sư X đã cung cấp đến bạn đọc toàn bộ thông tin về vấn đề bảo hiểm y tế quân đội mà bạn đọc quan tâm. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật thông tin cao. Bạn đọc có quan tâm đến những dịch vụ tư vấn pháp lý khác của chúng tôi như soạn thảo hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân,… vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0833102102 để nhận được tư vấn nhanh chóng chính và xác nhất.
Mời bạn đọc thêm:
- Quy định về cấp thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
- Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014
- Đóng thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?
Câu hỏi thường gặp
Theo Công văn số 815/CNTT-PM ngày 29/7/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ với chiếc điện thoại đơn giản, người tham gia BHYT đã có thể biết được thông tin thẻ thông qua một tin nhắn. Theo đó, người dân soạn tin nhắn theo cú pháp:BH{dấu cách}THE{dấu cách}Mã thẻ BHYT gửi 8079
Tại Điểm c, khoản 13, điều 3 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng BHYT: Thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ, (sau đây gọi chung là thân nhân quân nhân); thân nhân của người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác trong Bộ Quốc phòng hoặc tại các Bộ khác, ngành, địa phương và thân nhân của học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường Quân đội (sau đây gọi chung là thân nhân cơ yếu) bao gồm:
– Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.
Pháp luật quy định người là con đẻ, con nuôi hợp pháp của quân nhân, sĩ quan chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (quân nhân) được ngân sách nhà nước đóng BHYT nghĩa là được miễn phí bảo hiểm y tế khi dưới 18 tuổi hoặc đủ từ 18 tưởi trở lên nếu còn đi học phổ thông.