Tình hình dịch ở tâm điểm TP HCM vẫn diễn biến phức tạp; sau gần 1 tháng nỗ lực phòng chống dịch Covid-19. Gần đây Bộ giao thông vận tải đã ban hành Công điện số 08/CĐ-BGTVT về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong phòng, chống dịch Covid-19 của ngành GTVT. Trong đó, TP HCM yêu cầu người ra vào thành phố phải có Giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2. Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Công điện 08/CĐ-BGTVT
Nội dung tư vấn
Các trường hợp TP HCM yêu cầu người ra vào thành phố phải có Giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2
Theo đó, tất cả người điều khiển, người phục vụ, hành khách trên phương tiện vận chuyển hành khách; hàng hóa khi từ TP.HCM đi các tỉnh/thành phố khác; hoặc từ tỉnh/thành phố khác đến TP.HCM: Bắt buộc phải có Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (theo quy định của Bộ Y tế).
Các trường hợp khi đi lại hàng ngày giữa TP.HCM đến các tỉnh lân cận và ngược lại; được phép hoạt động trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, phải được sự chấp thuận của UBND tỉnh, thành phố lân cận; hàng ngày thực hiện khai báo y tế bằng mã QR Code (bao gồm cả người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện) như:
- Vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, nguyên vật liệu sản xuất.
- Xe đưa đón cán bộ, nhà quản lý, chuyên gia, công nhân… làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp.
Trường hợp TP HCM không yêu cầu người ra vào thành phố phải có Giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2
Trường hợp phương tiện vận chuyển người dân; từ TP.HCM đi các tỉnh/thành phố khác hoặc từ tỉnh/thành phố khác đến TP.HCM; đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết; nhưng phải được theo dõi, kiểm soát y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong vùng phải tiến hành phong tỏa; giãn cách, cách ly trên diện rộng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải có kịch bản cụ thể xử lý vấn đề như phân luồng giao thông; lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư và nhu yếu phẩm; tiếp nhận và điều trị bệnh nhân… để không làm xáo trộn lớn đến cuộc sống của người dân.
Việc quản lý người, phương tiện đi/đến thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương liên quan: Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công an; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ; và các tỉnh giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức phân luồng giao thông; quy định thời gian cụ thể, rõ ràng cho phương tiện giao thông để không gây ra tình trạng ách tắc; bảo đảm duy trì ổn định vận tải hàng hóa và hành khách, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.
Người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị vận tải, bến xe, bến tàu, bến phà, nhà ga, cảng hàng không, sân bay, chủ phương tiện; chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, đôn đốc; và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng; chống dịch Covid-19 tại đơn vị mình quản lý.
Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tích cực tháo gỡ khó khăn; vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh; và 07 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; theo tinh thần “3 không: Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”.