Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang được chú ý hơn bao giờ hết. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hàng loạt ra đời. Dưới đây là tổng hợp các công ty, doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Top 5 tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam năm 2022” để nắm được thông tin.
Tập đoàn là gì?
Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tập đoàn kinh tế như sau:
“1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.”
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 2 Nghị định 69/2014/NĐ-CP cũng quy định: “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc công ty mẹ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.”
Theo đó, một số đặc điểm nổi bật của tập đoàn như sau:
- Không có tư cách pháp nhân, không được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp;
- Hoạt động dưới hình thức công ty mẹ, công ty con. Công ty mẹ, công ty con có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật;
- Chính phủ là cơ quan xem xét lựa chọn và đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế;
- Việc thành lập tập đoàn kinh tế phải được thông qua bởi đề án thành lập và căn cứ trên quyết định thành lập của Thủ tướng chính phủ;
- Tên của tập đoàn thường bắt đầu bằng từ “Tập đoàn”. Tuy nhiên không bắt buộc phải có cụm từ này.
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết; đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 4 Nghị định Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế có không quá ba cấp doanh nghiệp và cơ cấu như sau:
- Công ty mẹ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối;
- Công ty con của doanh nghiệp cấp I (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối;
- Công ty con của doanh nghiệp cấp II (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp III) là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối.
Top 5 tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam năm 2022
Tập đoàn Vingroup
Tập đoàn Vingroup tiền thân là tập đoàn Technocom. Năm 2000, Technocom trở về Việt Nam với mong muốn đóng góp để phát triển kinh tế nước nhà. Vingroup nằm trong các tập đoàn lớn tại Việt Nam mà hầu như ai cũng biết đến. Vingroup nằm trong các doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam mà hầu như ai cũng biết đến. Vingroup đã tập trung phát triển hệ sinh thái gồm 6 lĩnh vực cốt lõi: Bất động sản (Vinhomes; Vincom Office); Bán lẻ (Vincom, VinMart, VinFashion VinDS, VinPro); Du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí (Vinpearl và Vinpearl Land); Y tế với thương hiệu Vinmec; Giáo dục với thương hiệu Vinschool và Nông nghiệp với thương hiệu VinEco.
Tập đoàn Công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel)
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động Viettel và Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.
Năm 2019, Viettel đã lọt vào danh sách Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và cũng đồng thời lọt Top 40 công ty viễn thông có doanh thu cao nhất thế giới.
Về lĩnh vực kinh doanh, tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội kinh doanh đa dạng các lĩnh vực, tiêu biểu là: cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, truyền hình, truyền thông đa phương tiện; hoạt động thương mại, bưu chính, chuyển phát,…
Công ty cổ phần FPT
FPT là tập đoàn kinh tế thuộc top đầu, một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Với lĩnh vực chính là cung cấp các dịch vụ liên quan tới CNTT. Đây là công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực gia công phần mềm lớn nhất hiện nay. Bên cạnh đó, FPT cũng đã có chi nhánh tại hơn 19 quốc gia trên khắp thế giới.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, FPT luôn nỗ lực với mục tiêu cao nhất là đem đến sự hài lòng cho khách hàng thông qua những sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ tối ưu nhất. Cùng với đó, FPT không ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu hướng công nghiệp góp phần khẳng định vị thế của nước ta trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. FPT đã trở thành đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập với sứ mệnh đảm bảo cung cấp kịp thời và đủ sản lượng điện theo nhu cầu của Hệ thống điện quốc gia với chất lượng điện năng và độ ổn định cao. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của công ty nhằm đạt được mục tiêu ‘An toàn – Hiệu quả – Chất lượng – Liên tục’ là tôn chỉ hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ngành, nghề kinh doanh chính:
Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia.
Xuất nhập khẩu điện năng.
Đầu tư và quản lí vốn đầu tư các dự án điện.
Quản lí, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
Tư vấn quản lí dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đơn vị nòng cốt, chủ lực của ngành dầu khí; là trụ cột, đầu tàu dẫn dắt các lĩnh vực kinh tế khác phát triển; đóng góp những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc. Tập đoàn có đội ngũ lao động hùng hậu với số lượng gần 60.000 người, có trình độ cao, làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong nước và ngoài nước.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí – điện – chế biến và dịch vụ dầu khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước. Là tập đoàn tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến nay, tập đoàn đang triển khai thực hiện hoạt động dầu khí tại 14 nước trên thế giới.
Video Luật sư X đề cập vấn đề các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
Mời bạn xem thêm:
- Top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm 2022
- Các thông tin cần biết khi mua đất năm 2022
- Người nước ngoài nghỉ việc có được hưởng trợ cấp không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Top 5 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính, … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 1 Điều 2 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
“Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam” là nhóm doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân (sau đây gọi tắt là Tập đoàn), bao gồm: Công ty mẹ; các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn; các doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn.
Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế được thành lập khi có đủ điều kiện sau:
1. Về ngành, nghề kinh doanh
Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế; tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Lưu ý: Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ;
2. Đối với riêng công ty mẹ
Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 10.000 tỷ đồng. Trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty CP, công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ.
Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.
Có khả năng sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con và tiến hành liên kết với các công ty liên kết khác.
Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.
3. Đối với mối quan hệ công ty mẹ – công ty con
Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.