Chào Luật sư, tôi nghe nói sắp tới Luật Giao dịch điện tử 2023 sẽ có hiệu lực và có rất nhiều sự thay đổi mới và toàn diện trong ngành giao dịch nói chung và ngành giao dịch điện tử nói riêng. Chính vì thế mà tôi muốn tìm hiểu về các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử sẽ có những hành vi gì. Thế nên, Luật sư có thể tổng hợp giúp tôi các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử chi tiết 2023 như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về tổng hợp các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử chi tiết. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là gì?
Ngày nay việc người dân tiến hành giao dịch điện tử trở nên khá phổ biến. Một trong những hình thức phổ biến nhất của giao dịch điện tử chính là hình thức chuyển khoản online. Để làm được điều đó thì cần phải có một hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được thiết lập sẳn hoặc được cài đặt từ người dùng và trong hệ thống máy chủ. Và để có thể giúp cho bạn đọc hiểu rõ về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, mời quý bạn đọc tham khảo quy định về các hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 45 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử như sau:
– Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập với chức năng, tính năng chính để phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm xác thực, tin cậy trong giao dịch điện tử.
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo chủ quản hệ thống thông tin; chức năng, tính năng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam.
– Nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử là hệ thống thông tin quy định tại khoản 1 Điều này tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ.
– Nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là nền tảng số quy định tại khoản 2 Điều này mà chủ quản nền tảng số độc lập với các bên thực hiện giao dịch.
Quy định về tài khoản giao dịch điện tử
Khi bạn tiến hành sử dụng một ứng dụng nào đó về giao dịch điện tử như Shopee hoặc Tiki thì việc đầu tiên để có thể tiến hành giao dịch trên đó chính là bạn phải thiết lập, tạo lập tài khoản trên ứng dụng đó. Việc lập tài khoản giao dịch điện tử này có được là do chủ của hệ thống giao dịch điện tử chỉ dẫn cho bạn phương thức thao tác để có thể lấy được quyền truy cập và cho phép sử dụng. Có rất nhiều loại tài khoản giao dịch điện tử khác nhau sẽ được cấp dựa vào nhu cầu cả bạn từ cơ bản cho đến cao cấp.
Theo quy định tại Điều 46 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về tài khoản giao dịch điện tử như sau:
– Tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này.
– Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia theo quy định tại khoản 4 Điều này.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng tài khoản giao dịch điện tử phù hợp với nhu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý để chứng minh giao dịch khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phải bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
- Gắn duy nhất với một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là chủ tài khoản giao dịch điện tử;
- Bảo đảm chính xác thời gian giao dịch từ nguồn thời gian theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
Tổng hợp các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử chi tiết
Ngày nay giao dịch điện tử là một nơi rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội. Chính vì thế để hạn chế tình trạng này xảy ra, pháp luật Việt Nam đã co ban hành các hành vi bị cấm tuyệt đối trong giao dịch điện tử. Thông qua phương thức nghiêm cấm này, nhà nước Việt Nam có thể phần nào kiểm soát được các hành vi phạm tội trong giao dịch điện tử và từ đó đề ra các phương án về viẹc xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý về truy cứu trách nhiệm hình sự về việc vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử.
Theo quy định tại Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử như sau:
– Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
– Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.
– Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
– Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.
– Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.
– Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tổng hợp các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử chi tiết“. hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thủ tục rút ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức văn bản điện tử, tài liệu điện tử, chứng thư điện tử, chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và hình thức trao đổi dữ liệu điện tử khác theo quy định của pháp luật.
– Thông điệp dữ liệu được tạo ra, phát sinh trong quá trình giao dịch hoặc được chuyển đổi từ văn bản giấy.
– Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
– Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
– Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Cơ quan nhà nước quản lý công tác báo cáo, tổng hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
– Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập, vận hành hệ thống tiếp nhận, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của Chính phủ; chủ trì xây dựng, ban hành hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về kỹ thuật đối với mô hình tham chiếu kết nối phục vụ chia sẻ dữ liệu bằng phương tiện điện tử, định danh thiết bị, tiêu chí tín nhiệm mạng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.