Tội xâm phạm hoạt động tư pháp hiện nay đang là một vấn đề đáng lo ngại; nó được xảy ra ngày càng nhiều. Vậy thì tội danh này được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Nếu phạm vào tội này thì hình phạt của nó là gì? Ngay sau đây hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
- Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
Tội xâm phạm hoạt động tư pháp được hiểu như thế nào?
Hoạt động tư pháp là gì?
Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, tuy tố, xét xử, thi hành án những đối tượng vi phạm pháp luật. Hoạt động tư pháp được thực hiện bởi:
- Các cơ quan điều tra.
- Viện kiểm sát.
- Tòa án thực hiện.
Trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước. Của các tổ chức xã hội và của công dân.
Vậy thì căn cứ quy đinh tại Điều 367 Bộ luật Hình sự năm 2015; ta có thể hiểu tội xâm phạm hoạt động tư pháp như sau:
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.
Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cấu thành nên cấu thành tội phạm
Hành vi khách quan: Các hành vi vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự. Được quy đinh trong Chương XXIV Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. ( Ví dụ: Điều 374. Tội bức cung; Điều 375. Tội dùng nhục hình….)
Khách thể: Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử). Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thi hành án được luật hình sự bảo vệ.
Chủ thể: Tùy thuộc vào từng tội phạm cụ thể ta có thể xác định được chủ thể. Trong đó chủ thể có thể là chủ thể đặc biệt hoặc chủ thể thường.
Trên thực tế, chủ thể của các tội này phần lớn là chủ thể đặc biệt. Là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp hoặc trong cơ quan nhà nước khác. Hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Cơ quan nào có thẩm quyền điều tra các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp?
Căn cứ vào quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Hay quy định tại Điều 30 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định: “Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra các tội phạm xảy ra trong lĩnh vực hoạt động tư pháp”.
Trong đó, khoản 3 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định như sau:
Điều 163. Thẩm quyền điều tra.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành.
Câu hỏi thường gặp
Trước hết chủ thể của tội phạm đòi hỏi phải đáp ứng dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự. Với những tội phạm cụ thể cần phải có thêm những dấu hiệu đặc trưng khác. Nếu như không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành là chủ thể của tội phạm đó được.
Việc quy định chủ thể đặc biệt không nhằm truy cứu TNHS người có đặc trưng nhân thân. Quy định chủ thể đặc biệt chỉ nhằm truy cứu TNHS của hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Căn cứ vào quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Hay quy định tại Điều 30 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định: “Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền điều tra các tội phạm xảy ra trong lĩnh vực hoạt động tư pháp”.
Căn cứ quy đinh tại Điều 367 Bộ luật Hình sự năm 2015, ta có thể hiểu tôi xâm phạm hoạt động tư pháp như sau:
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.
Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, tuy tố, xét xử, thi hành án những đối tượng vi phạm pháp luật. Hoạt động tư pháp được thực hiện bởi:
Các cơ quan điều tra.
Viện kiểm sát.
Tòa án thực hiện.
Trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước. Của các tổ chức xã hội và của công dân.
Xem thêm: Tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hiện hành.”
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102