Xin chào Luật sư. Em có một người bạn chạy xe du lịch vận tải thuê cho người khác tại Bạc Liêu và vào dịp lễ giáng sinh vừa rồi bạn em được thuê một chuyến xe trở 17.000 bao thuốc lá. Bạn em biết đó là thuốc lá không có nguồn gốc hay giấy tờ và thường được gọi là thuốc lá lậu. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên bạn em chấp nhận vận chuyển và đã bị công an bắt khi đi về phía Thành phố Hồ Chí Minh. Em muốn hỏi tội vận chuyển thuốc lá lậu bị xử lý như thế nào? Mức phạt ra sao? Và điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá, buôn bán thuốc lá hiện nay ra sao? Xin được giải đáp.
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Tội vận chuyển thuốc lá nhập lậu” Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Thuốc lá nhập lậu là gì?
Thuốc lá là sản phẩm có chứa Nicotin – một loại chất gây nghiện và nhiều loại chất gây độc hại khác, chính vì vậy Chính phủ Việt Nam đánh thuế nhập khẩu cao với loại sản phẩm này để hạn chế tiêu thụ và nhập khẩu các loại thuốc lá ngoại. Chính vì bị đánh thuế cao dẫn đến việc giá bán ra cho các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu cao dẫn đến khả năng tiêu thụ thấp. Do đó, có nhiều cơ sở kinh doanh đã nhập lậu để trốn thuế.
Thuốc lá nhập lậu là sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài, được sản xuất; từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và làm dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và; các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi, không có đủ hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật
Người muốn kinh doanh, buôn bán, nhập khẩu thuốc lá phải làm thủ tục xin cấp phép kinh doanh mặt hàng này theo quy định của pháp luật.
Tội vận chuyển thuốc lá nhập lậu bị xử lý như thế nào?
Theo như bạn nói, bạn của bạn đã có hành vi vận chuyển thuốc lá lậu thuê cho người khác với số lượng là 17.000 bao. Việc xử lý hành vi vận chuyển thuốc lá lậu được quy định tại Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau :
Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
1.125 Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2.126 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
k) Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
l) Tái phạm nguy hiểm.
3.127 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a)128 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b)129 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c)130 Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, hành vi của bạn bạn sẽ thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 191 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 với mức phạt từ 05 năm đến 10 năm tù; mức phạt cụ thể sẽ do hội đồng xét xử quyết định dựa trên các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của bạn anh. Ngoài ra, bạn anh còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Điều kiện để cấp giấy phép liên quan đến phân phối, buôn bán thuốc lá
1/Điều kiện cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Địa điểm kinh doanh tuân thủ quy định của pháp luật , tránh những địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;
– Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên. Mỗi tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 01 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá;
– Có văn bản giới thiệu của Nhà cung cấp thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
– Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2/Điều kiện cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;
– Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên);
– Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3/Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
– Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Địa điểm kinh doanh phải tuân thủ những quy định về địa điểm của pháp luật, tránh những địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;
– Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ kế hoạch về địa bàn dự kiến kinh doanh;
Tóm lại, thuốc lá nhập lậu mang đến nhiều hậu quả khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy Nhà Nước cần có những chủ trương tuyên truyền, cũng như các biện pháp răn đe, ngăn chặn các hành vi buôn lậu thuốc lá. Bên canh đó cần có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những hành vi đó để bảo vệ người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Mời bạn xem thêm
- Thuốc lá điếu nhập lậu có phải là hàng cấm?
- Mức xử phạt tội vận chuyển thuốc lá lậu năm 2022
- Mẫu biên bản về việc vận chuyển thuốc lá trái phép mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tội vận chuyển thuốc lá nhập lậu”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục công bố di chúc. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định;
+ Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm;
+ Bán thuốc lá phía ngoài cổng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường trong phạm vi 100 m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này.
Các mức phạt đối với hành vi kinh doanh thuốc lá lậu được quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng
Cần rõ thông tin số lượng thuốc lá nhập lậu để có thể đối chiếu trường hợp của mình đối với những quy định trên của pháp luật để biết được mức hình phạt cho hành vi này.
Căn cứ theo Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như sau:
– Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với pháp nhân thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
– Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Đối với pháp nhân thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
– Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Đối với pháp nhân thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
– Pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.