Trong thời gian qua có những vụ dùng bằng tiến sĩ do các trường nước ngoài cấp qua các khóa học cấp tốc, không được công nhận. Nhưng đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức hoành hành như vậy, có lẽ một trong những nguyên nhân là chế tài xử lý còn quá nhẹ. Nhiều trường hợp chỉ xử phạt vi phạm hành chính. Những vụ xử lý hình sự thì mức hình phạt cũng không cao. Trên thực tế hầu như người sử dụng văn bằng giả mạo chỉ bị xử lý hành chính.
Tội sử dụng văn bằng chứng chỉ giả bị xử lý thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Tội sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả bị xử lý thế nào?
Điều 341 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội trên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đảng viên sử dụng bằng giả xử lý thế nào?
Điều 9 Quy định 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều Đảng viên không được làm có nêu hành vi bị cấm: “Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp”.
Khoản 3 Điều 9 Hướng dẫn 02-HD/UBKTTW ngày 29/11/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thực hiện Quy định 37-QĐ/TW đã nêu cụ thể: “Đảng viên không được: sử dụng hoặc có hành vi bao che, giúp đỡ cho người khác kê khai, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp để dự thi tuyển, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, thi/xét nâng ngạch, thi/xét nâng hạng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, bầu cử vào các vị trí, chức danh cao hơn, phong tặng hoặc công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước”.
Việc cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có không ít người là Đảng viên, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp không phải hiếm.
Thời gian qua, nhiều cán bộ, đảng viên ở một số địa phương trong cả nước bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ không phù hợp và bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc. Nhưng cũng không ai chắc rằng không có những trường hợp khác chưa bị phát hiện và vì thế vẫn tiếp tục “yên vị”, thậm chí còn tiếp tục thăng tiến. Nếu điều này tồn tại chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của một số cán bộ, đảng viên, làm suy giảm đến uy tín của bộ máy, làm hạn chế sự tham gia vào hệ thống chính trị của người có năng lực thực sự…
Trên thực tế, ngoài các bằng cấp về trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, các cán bộ, công chức, viên chức còn cần nhiều chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học, các hạng/ngạch, các lớp bồi dưỡng theo chức vụ, vị trí công tác…, mà nếu thiếu có thể không được nâng lương, chuyển ngạch, bố trí, bổ nhiệm. Các đảng viên còn cần một số chứng chỉ, chứng nhận khác như lớp cảm tình đảng, lớp đảng viên mới… Bên cạnh phần đông đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tích cực học tập vừa lấy kiến thức vừa lấy văn bằng thì vẫn có một số người viện các lý do khác nhau để tránh việc học và tìm các cách khác nhau để có được bằng cấp, chứng chỉ, trong đó có những văn bằng không hợp pháp. Điều này có thể còn liên quan đến hiện tượng “lười học tập” mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nêu.
Pháp luật nước ta đã có nhiều quy định chế tài hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không phù hợp.
Với công chức, theo quy định của Luật Cán bộ công chức năm 2008 và Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì công chức có hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức: “kỷ luật cảnh cáo đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức”; “kỷ luật cách chức đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ”; “kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị”.
Luật Viên chức 2010 và Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức cũng có các hình thức kỷ luật tương đương.
Bên cạnh đó, trường hợp công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp nhưng chưa đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục với mức phạt tiền đến 20 triệu đồng và tịch thu, văn bằng, chứng chỉ giả.
Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức, thì hành vi “sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị” của công chức, viên chức có thể phải chịu hình thức kỷ luật buộc thôi việc tại Khoản 3, Điều 13 và Khoản 4 Điều 19.
Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả mà cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Nếu cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp thì ngoài kỷ luật theo quy định của pháp luật còn phải chịu kỷ luật của Đảng. Điều 22 Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị “về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm” quy định, đảng viên “kê khai không đúng và sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp” thì bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), khi “sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp để lập hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển, học tập nâng cao trình độ văn hóa, lý luận, nghiệp vụ, thi chuyển ngạch, nâng bậc để được đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử, phong tặng hoặc công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước” hoặc “làm giả hoặc cố ý sửa chữa, bổ sung, xác nhận sai sự thật làm sai lệch hồ sơ để cấp có thẩm quyền cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; sửa chữa, bổ sung làm sai lệch các nội dung trong văn bằng, chứng chỉ phục vụ cho hành vi trái pháp luật”.
Điểm b Khoản 3 Điều 11 của Quy định 102-QĐ/TW nêu, đảng viên “có hành vi chạy chức, bằng cấp, vị trí công tác, luân chuyển” thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Đồng thời, Điều 3 cũng khẳng định: Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Trong trường hợp đảng viên bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ ra khỏi Đảng.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: đơn xin trích lục bản án ly hôn, thành lập công ty cổ phần, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định:
– Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tịch thu chứng chỉ không hợp pháp đã sử dụng.
Bên cạnh đó, người nào sử dụng giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Căn cứ theo Điều 4 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, giáo viên có hành vi mua chứng chỉ tin học giả sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đối với trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao hơn thì bị xử lý với hình thức là đuổi học (nếu chưa học xong) hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng (nếu đã học xong).