Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thông tin về việc tội sàm sỡ người khác bị xử lý như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay tại Việt Nam, từ nhà ở, công viên, nơi làm việc đều là những nơi có nguy cơ khiến cho phụ nữ bị sàm sỡ. Hành vi sàm sỡ người khác là một hành vi không chỉ vi phạm về mặt đạo đức mà nó còn là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì Tội sàm sỡ người khác bị xử lý như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc tội sàm sỡ người khác bị xử lý như thế nào?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
- Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP.
- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Sàm sỡ là gì?
Theo trang web từ điển tratu.soha.vn thì sàm sỡ là tính từ ám chỉ hành vi có thái độ thiếu đứng đắn trong quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ.
Và hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định về việc hành vi sàm sỡ là gì. Tuy nhiên dựa theo từ ngữ sinh hoạt hằng ngày ta có thể hiểu sàm sở là hành vi dùng lời nói hoặc hành động, cử chỉ với người cùng giới hoặc khác giới với mục đích quấy rối tình dục hoặc làm nhục hoặc xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác.
Quyền bảo vệ bản thân khi bị sàm sỡ
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể như sau:
– Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
– Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
– Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
- Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
- Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:
– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
– Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
– Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
– Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Tội sàm sỡ người khác bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử lý hành vi vi phạm hành chính vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm (nếu nạn nhân yêu cầu) đối với hành vi sau đây: Sàm sỡ, quấy rối tình dục.
Một số người có thẩm quyền xử phạt:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Trưởng Công an cấp huyện;
- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
- Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
Hiện nay hành vi sàm sỡ chỉ dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính, do tính chất chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định về việc bảo vệ bản thân khi bị sàm sỡ tại nơi làm việc
Theo quy định tại Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc được biểu hiện như sau:
– Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
– Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
– Nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.
Theo quy định tại Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:
– Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
- Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
- Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
- Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Các quy định của người sử dụng lao động về khiếu nại, tố cáo về quấy rối tình dục và xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc:
- Nhanh chóng, kịp thời;
- Bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
- Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
- Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
– Người lao động có nghĩa vụ:
- Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;
- Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
– Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:
- Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;
- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
– Khuyến khích người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.
Sàm sỡ nơi làm việc bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một số người có thẩm quyền xử phạt:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàgn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Tội sàm sỡ người khác bị xử lý như thế nào?″. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến giải thể doanh nghiệp; hướng dẫn giải thể doanh nghiệp; hành vi buôn bán lấn chiếm lòng lề đường của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi sàm sỡ trẻ em không chỉ xâm phạm thân thể trẻ em một cách bất hợp pháp mà còn trái đạo đức xã hội. Với hành vi này người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội dâm ô trẻ em theo quy định tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 và phải bồi thường thiệt hại theo quy định Bộ luật dân sự.
Nộp đơn tố cáo là một trong những quyền được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, bạn có thể nộp đơn tố cáo tại :
– Các cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Người phạm tội trong trường hợp vi phạm này phải bồi thường thiệt hại cho cháu bé về mặt tinh thần theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
– Các khoản thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Ngoài ra, một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần do các bên thỏa thuận.