Chào Luật sư, tôi có người bạn nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, bạn tôi chỉ mới chấp nhận chứ chưa có nhận đủ toàn bộ số tiền thì có bị phạm tội hay không? Người đưa hối lộ thì có bị xử lý hay không? Nhận bao nhiêu tiền thì mới được coi là hối lộ và bị xử lý hình sự? Tội nhận hối lộ hoàn thành khi nào theo quy định mới? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Tội nhận hối lộ được cấu thành do lỗi của người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền bạc, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo nhu cầu của người đưa hối lộ. Tội nhận hối lộ hoàn thành khi nào theo quy định mới? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Nhận hối lộ là gì?
Theo quy định của pháp luật hình sự thì nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ; quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hay tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Có thể thấy; việc nhận hối lộ là một trong những hành vi tham nhũng gây nên nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm vào hoạt động bình thường của cơ quan; tổ chức. Như vậy; dựa trên quy định của Bộ luật Hình sự; tội nhận hối lộ thuộc một trong những tội phạm về chức vụ.
Cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ được quy định thế nào?
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này bao gồm hai nhóm; cụ thể như sau:
(i) Nhóm chủ thể thứ nhất: Chủ thể của tội nhận hối lộ là người có chức vụ; quyền hạn trong các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức chính trị hay tổ chức chính trị của nhà nước.
(ii) Nhóm chủ thể thứ hai: Là người có chức vụ; quyền hạn trong các doanh nghiệp; tổ chức ngoài nhà nước. Đây là nhóm chủ thể mới được quy định mà trước đây Bộ luật hình sự năm 1999 chưa quy định.
Về mặt khách thể: Khách thể của loại tội phạm này nhìn chung đó là các hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn; bình thường; tính chuẩn mực trong công tác của cơ quan; tổ chức do nhà nước quy định. Quy định về đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền bạc; tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ không nhận tiền của; tài sản mà nhận tình cảm của người khác giới thì không coi là nhận hối lộ.
Mặt chủ quan
Người phạm tội nhận hối lộ thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp; tức là; “họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (5); không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp; vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn thực hiện được hành vi phạm tội.
Về mặt khách quan của tội phạm
Có hành vi “nhận” của hối lộ từ người khác nhằm làm hoặc không làm một việc gì đó vì mục đích vụ lợi, người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới vất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ. Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau (trường hợp sẽ nhận là trường hợp người có chức vụ chưa nhận tiền của hối lộ nhưng có căn cứ cho rằng đã có sự thỏa thuận về việc nhận hối lộ sau khi thực hiện xong một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ).
Trong một số trường hợp mà người có chức vụ nhận quà biếu sau khi đã làm đúng chức trách của mình không được coi là nhận hối lộ, bởi giữa người có chức vụ và người đưa quà biếu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc tặng quà biếu, người nhận quà biếu thực hiện công việc của mình đúng chức năng, quyền hạn, vô tư thì quà biếu được như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng, đạo đức của người Việt nam.
Về mặt chủ quan của tội nhận hối lộ:
Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được họ là người có quyền hạn và có chức vụ, tuy nhiên họ lại lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền hối lộ của người khác. Có thể thấy đây chính là hành vi trái với pháp luật, đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, người phạm tội vẫn mong muốn nhận được tiền của, tài sản hối lộ, thậm chí còn có những hành thể hiện sự vi vòi vĩnh, hay gợi ý, nhũng nhiễu đối với người đưa hối lộ.
Tội nhận hối lộ hoàn thành khi nào theo quy định mới?
Tội nhận hối lộ hoàn thành ở một trong hai thời điểm đó là: thời điểm nhận hối lộ (trường hợp không chủ động đòi hối lộ) và thời điểm thứ hai là thời điểm đòi hối lộ.
Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.
Nhận quà sau khi đã làm đúng chức trách, nhiệm vụ có phạm tội nhận hối lộ không?
Về vấn đề này đã có những quan niệm sau:
Thứ nhất, giữa người có chức vụ và người đưa quà biếu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc tặng quà biếu, người nhận quà biếu thực hiện công việc của mình đúng chức năng, quyền hạn, vô tư thì quà biếu được như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng, đạo đức của người Việt nam.
Thứ hai, nếu nhận quà biếu thường xuyên, có hệ thống, tuy không có thỏa thuận giữa người tặng quà và người nhận quà, giá tri quà biếu lớn người đưa quà biếu ngầm hiểu quà biếu ấy là của hối lộ thì coi là phạm tội nhận hối lộ.
Thứ ba, đối với những công việc, những ngành có quy định cấm nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào; giá trị nào thì việc nhận quà biếu coi như nhận hối lộ.
Mời bạn xem thêm:
- Điều 337 Bộ luật hình sự 2015 bao gồm những khoản nào?
- Điều 229 Bộ luật hình sự 2015 quy định cái gì?
- Phân tích Điều 185 Bộ luật hình sự 2015
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tội nhận hối lộ hoàn thành khi nào theo quy định mới?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin giải thể công ty, tại mẫu đơn xác nhận độc thân, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất khác) dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc cho tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vi lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện việc nhận hối lộ.
– Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 02 hành vi:
a.1 Hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc qua trung gian (1).
a.2 Làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa (2).
Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhậ hối lộ trong khung định tội, Bộ luật hình sự 2015 đã tăng từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. Nếu giá trị của nhận hối lộ dưới 2.000.000 đồng thì phải đáp ứng một trong hai điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.