Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hình Sự

Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào năm 2023?

Minh Trang by Minh Trang
Tháng 4 11, 2023
in Luật Hình Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Bãi nại có đi tù không?

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không?

“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Thế nào là mua bán trái phép tài khoản ngân hàng?
  2. Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào?
  3. Mức xử phạt hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng
  4. Câu hỏi thường gặp

Hiện nay, có rất nhiều người vì lợi nhuận mà sẵn sàng thực hiện những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Trong số đó, có rất nhiều hành vi lừa đảo thông qua hình thức mua bán tài khoản ngân hàng. Hình thức này có thể để lại những hậu quả như gọi điện quấy rối người khác, nhắn tin công kích, khủng bố tinh thần,.. do mua bán tài khoản ngân hàng sẽ làm lộ tất cả thông tin của khách hàng. Chính vì vậy, đây là hành vi đáng bị lên án và phải có sự can thiệp của pháp luật. Vậy theo pháp luật quy định tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào? Theo quy định mức xử phạt hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng ra sao? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết ” Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào? ” của Luật sư X để giải đáp thắc mắc nhé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
  • Nghị định 88/2019/NĐ-CP
  • Thông tư 23/2014/TT-NHNN
  • Thông tư 02/2019/TT-NHNN

Thế nào là mua bán trái phép tài khoản ngân hàng?

Tài khoản ngân hàng do ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình dưới dạng một dãy số gồm 8 chữ số đến 15 chữ số tùy từng ngân hàng. Số tài khoản giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, chính xác và an toàn. Theo đó, mỗi cá nhân có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc.

Hiện tượng mua bán trái phép tài khoản ngân hàng đã xuất hiện từ trước đây tuy nhiên lại có dấu hiệu gia tăng trong thời gian trở lại đây do nhu cầu sử dụng các loại hình thanh toán tín dụng của các tổ chức, cá nhân trong đời sống hàng ngày.

Mua, bán trái phép tài khoản ngân hàng là việc biểu hiện rõ ở việc trao đổi, thỏa thuận với nhau các thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau nhằm thu lợi bất chính hoặc mục đích khác trái pháp luật.

Theo đó, hầu hết các đối tượng mua lại các tài khoản ngân hàng sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo và chuyển tiền chiếm đoạt qua các tài khoản này.

Hành vi mua, bán tài khoản ngân hàng nhằm mục đích trục lợi hoặc để thực hiện các hành vi lừa đảo được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào?
Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào?

Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) quy định về nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán như sau:

Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán

…

2. Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:

…

h) Không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình;

i) Không được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện cho các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Theo quy định trên, chủ tài khoản không được cho thuê, cho mượn, sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện cho các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Do đó, nếu bán lại tài khoản ngân hàng cho người thực hiện cho các giao dịch nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác là hành vi vi phạm pháp luật.

Mức xử phạt hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng

Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng nhằm thu lợi bất chính được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, luật pháp nước ta có những quy định cụ thể về xử phạt dành cho loại hành vi này.

Xử phạt vi phạm hành chính

Khoản 5, khoản 6, khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định:

“5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Làm giả chứng từ thanh toán khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…

b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

…

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;

…”

Như vậy, hành vi liên quan đến giao dịch tài khoản ngân hàng như cho thuê, mượn, mua, bán,… mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, đồng thời nộp lại vào ngân sách nhà nước số lợi bất chính có được từ những hành vi này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi trao đổi, mua bán với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Dấu hiệu cấu thành tội phạm:

– Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông và lĩnh vực tài chính ngân hàng.

– Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự

– Mặt khách quan: có hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác. Mua bán, trao đổi với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

– Mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Khung hình phạt:

– Khung cơ bản: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Khung 2: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 3: phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:

+ Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;

+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi, người nào mua bán trái phép tài khoản ngân hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 7 năm.

Mời bạn xem thêm

  • Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng bị xử phạt như thế nào?
  • Quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản trong tố tụng hình sự?
  • Thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng là bao lâu?

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng có thể bị xử lý hình sự không?

Căn cứ quy định: Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm gồm:
Khách thể: xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông và lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Chủ thể: người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan: Thực hiện hành vi trao đổi, thỏa thuận mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng của người khác bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau nhằm có được các thông tin về tài khoản để thu lợi bất chính. Số lượng tài khoản mua bán thông tin từ 20 tài khoản ngân hàng trở lên hoặc dưới 20 tài khoản ngân hàng nhưng thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng trở lên.
Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Yếu tố xác định hành vi mua bán tài khoản ngân hàng trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị bị xử phạt hành chính là gì?

Căn cứ vào số lượng tài khoản ngân hàng và số tiền thu lợi bất chính, người có hành vi mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở những khung hình phạt khác nhau. Vậy để định khung hình phạt pháp luật sẽ nhìn vào mức độ phạm tội và tính nghiêm trọng của hành vi.

Việc uỷ quyền cho người khác giao dịch, sử dụng tài khoản có phải là hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng?

Đối với tài khoản ngân hàng nói chung, tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm nói riêng, pháp luật cho phép được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản nhưng phải ủy quyền bằng văn bản và thông báo, cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền cho ngân hàng để quản lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Mức xử phạt hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàngThế nào là mua bán trái phép tài khoản ngân hàng?Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt như thế nào?

Mới nhất

Bãi nại có đi tù không

Bãi nại có đi tù không?

by Hương Giang
Tháng 8 16, 2024
0

Bãi nại là một thuật ngữ pháp lý trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong các vụ...

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không?

by Ngọc Anh
Tháng 12 14, 2023
0

Xin chào Luật sư, tháng 7 vừa qua công ty tôi có thực hiện một đợt từ thiện cho các...

Sư thầy Thích Tâm Phúc bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì

“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?

by Ngọc Anh
Tháng 12 8, 2023
0

Ngày 06/12/2023 vừa qua vụ việc "Sư thầy Thích Tâm Phúc" bị bắt vì tội danh lừa đảo chiếm đoạt...

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 767 tỉ đồng bị xử mức án gì?

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 767 tỉ đồng bị xử mức án gì?

by Hữu Duy
Tháng mười một 28, 2023
0

Nếu như bạn là một người quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội hay các tin...

Next Post
Tội dọa giết người có phải đi tù không?

Tội dọa giết người có phải đi tù không năm 2023?

Tội xâm phạm thi thể bị xử phạt như thế nào?

Tội xâm phạm thi thể bị xử phạt như thế nào năm 2023?

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x