Đối với những đối tượng là người dưới 16 tuổi luôn trở thành tàm ngắc của tội phạm buôn bán người. Bởi lẽ, với đối tượng này là đối tượng dễ bị lừa nhẹ dạ cả tin. Thực tế cho thấy, hoạt động mua bán người diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp với đường dây quy mô lớn từ trong nước đến ngoài nước, trong đó nạn nhân chủ yếu là người dưới 16 tuổi. Pháp luật Việt Nam đã có quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi. Ở bài viết “Tội mua bán người dưới 16 tuổi có bị đi tù không năm 2022?” này Luật sư 247 sẽ làm rõ quy định trên.
Căn cứ pháp lý
Tội mua bán người dưới 16 tuổi là gì?
Theo Công ước ASEAN về phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2004, “Buôn bán người” là việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa đảo, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ở mức tối thiểu, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể.
Việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận trẻ em nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “buôn bán người” ngay cả khi việc này được thực hiện không cần dùng đến bất kỳ cách thức nào được quy định tại điểm (a) của Điều này;
“Trẻ em” là bất kỳ người nào dưới mười tám (18) tuổi;
Ở mức độ quốc tế và khu vực hành vi buôn bán người dưới 16 tuổi bao gồm tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận có thể được thực hiện bới bất kỳ phương thức nào nhằm mục đích bóc lột mại dâm, các hình thức bóc lột tình dục, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay các hình thức tương tự nô lệ, khổ sai, lấy cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, các đặc điểm nói trên về hành vi, phương thức và mục đích được áp dụng để bảo vệ tất cả những nạn nhân dưới 18 tuổi.
Tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, có giải thích từ ngữ về hành vi mua bán trẻ em như sau:
““Mua bán trẻ em” là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trẻ em cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua;
b) Mua trẻ em để bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào;
c) Dùng trẻ em làm phương tiện để trao đổi, thanh toán;
d) Mua trẻ em để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác.”
Căn cứ vào Điều 151 có thể đưa ra khái niệm về tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau: Tội mua bán người dưới 16 tuổi là trường hợp người phạm tội có hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển chứa chấp để thực hiện các hành vi nói trên.
Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi
Khách thể của tội phạm
Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.
Mặt khách quan của tội phạm
Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP định nghĩa:
“Mua bán trẻ em” là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:
- Bán trẻ em cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua;
- Mua trẻ em để bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào;
- Dùng trẻ em làm phương tiện để trao đổi, thanh toán;
- Mua trẻ em để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác.
Có thể hiểu mặt khách quan của hành vi phạm tội này như sau: Tội mua bán người dưới 16 tuổi là trường hợp người phạm tội có hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển chứa chấp để thực hiện các hành vi nói trên.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mục đích phạm tội chính của hành vi mua bán người dưới 16 là vì vụ lợi (để thu lợi bất chính).
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. Nhưng riêng đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tội mua bán người dưới 16 tuổi có bị đi tù không năm 2022?
Theo quy định tại Điều 151 – Bộ luật hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:
“ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
e) Đối với 06 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện ký hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai
- Mua bán biển số xe có đúng với quy định pháp luật không?
- Dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp nhanh chóng năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tội mua bán người dưới 16 tuổi có bị đi tù không năm 2022?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về quy hoạch sử dụng đất, tra cứu thông tin quy hoạch, trích lục hồ sơ địa chính, tra cứu bản đồ địa chính,… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ngoài các hình phạt chính còn có các hình phạt bổ sung cho tội danh này như bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tại Điều 3 Luật phòng, chống mua bán người 2011 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Theo Điều 19 Luật phòng, chống mua bán người 2011 có quy định tố giác, tin báo, tố cáo hành vi vi phạm như sau:
1. Cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo, tố cáo về hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.