Bí mật nhà nước là những thông tin tuyệt mật của nhà nước, không ai được phép tiết lộ bí mật nhà nước khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng. Cá nhân, tổ chức nào có hành vi làm lộ bí mật nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý xã hội, gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà mức xử phạt được quy định khác nhau. Nhiều độc giả thắc mắc không biết cá nhân, tổ chức phạm tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu? Bí mật nào được xem là bí mật nhà nước? Khi nào cấu thành tội làm lộ bí mật nhà nước? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bí mật nào được xem là bí mật nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Khi nào cấu thành tội làm lộ bí mật nhà nước?
Điều luật được Bình luận được ghép bởi hai tội danh gần nhau gồm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước. Về cơ bản các yếu tố cấu thành tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước không có nhiều khác biệt.
Khách thể
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước là tội xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về những bí mật quốc gia, xâm phạm sự an toàn của những tin tức mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố.
Mặt khách quan
– Hành vi làm lộ bí mật Nhà nước,chiếm đoạt, mua bán,tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi sau: Đối với tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước: Hành vi làm lộ bí mật Nhà nước được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, chữ viết hoặc cho người khác xem, nghe, đọc, sao chụp bí mật Nhà nước,…
Hậu quả của tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước không phải là yếu tố định tội. Tuy nhiên, việc xác định hậu quả của hành vi cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là rất cần thiết vì nó là yếu tố định khung hình phạt. Nếu người phạm tội thực hiện hành vi cố ý làm lộ bí mật Nhà nước mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật, nếu gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 của điều luật.
– Đối với tội chiếm đoạt, mua bán,tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nhà làm luật quy định ba hành vi phạm tội trong cùng một tội danh.
+ Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi dùng các thủ đoạn lén lút, gian dối, uy hiếp thể chất hoặc tinh thần đối với người quản lý tài liệu bí mật nhà nước để lấy các tài liệu đó hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài liệu bí mật nhà nước để lấy các tài liệu đó.
+ Mua bán tài liệu bí mật nhà nước là hành vi dùng tiền hoặc tài sản để mua tài liệu bí mật nhà nước để cất giữ, để bán lại cho người khác hoặc bán tài liệu bí mật nhà nước mà mình quản lý, cất giữ cho người khác để lấy tiền hoặc tài sản.
+ Tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước là làm cho vật hoặc tài liệu bí mật Nhà nước không còn giá trị sử dụng được nữa.
Cũng như tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, hậu quả của tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước không phải là yếu tố định tội.
Ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định thêm dấu hiệu khách quan khác, đó là: hành vi cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự thì mới thuộc trường hợp quy định tại Điều 337 Bộ luật hình sự, nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gián điệp. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt,mua bán, tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước với tội gián điệp.
Mặt chủ quan
– Lỗi cố ý
– Mặc dù không quy định nhưng đối với tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước nhất thiết phải xác định động cơ, mục đích của người phạm tội, vì nếu người phạm tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước với mục đích để người nước ngoài sử dụng chống lại Nhà nước Việt Nam thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gián điệp quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự, nếu vì động cơ tư lợi hoặc động cơ cá nhân khác thì mới thuộc trường hợp phạm tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
– Đối với tội chiếm đoạt,mua bán, tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, tuy điều luật không quy định người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt,mua bán, tiêu hủy do cố ý hay vô ý, nhưng bản chất hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước đã chứa đựng sự cố ý của người thực hiện hành vi đó rồi.
Chủ thể
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Riêng đối với tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, thì người phạm tội này thường là những người có trách nhiệm giữ bí mật Nhà nước, những người này nếu cố ý làm lộ bí mật Nhà nước thì thường lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu?
Theo quy định tại Điều 337, 338 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì mức xử phạt tội làm lộ bí mật nhà nước được quy định như sau:
Đối với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước
Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước
Điều 338. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;
b) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định:
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
6. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định hiện hành thì Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337 Bộ luật hình sự). Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu là cơ quan có thầm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước.
Tại Điều 1 Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2020 quy định về bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:
Kế hoạch, chương trình hành động, báo cáo, tài liệu kèm theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo trực tiếp phục vụ chiến lược an ninh, quốc phòng chưa công khai.
Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thí chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.
Như vậy, đề thi học sinh giỏi quốc gia được xem là tài liệu bí mật nhà được theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 5 Điều 15 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, theo đó:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm lộ đề kiểm tra, đề thi; làm mất đề kiểm tra, đề thi.
Như vậy, khi cá nhân làm lộ đề thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Với tổ chức thì mức phạt sẽ từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.