Hiền là bạn học chung đại học cùng khoa với tôi. Hiền có tâm sự với tôi rằng Hiền đang có ý định xin nghỉ học và có ý định làm giả bằng đại học để xin đi nước ngoài làm việc. Qua những lời Hiền nói tôi cũng đã cố gắng ngăn cản suy nghĩ và ý định của bạn. Vì tôi nhận thức được rằng đó là hành vi sai trái và phải chịu hậu quả trước pháp luật nếu bị phát hiện. Tuy nhiên, tôi chưa thực sự biết rõ và hiểu rõ về hậu quả của tội làm giả giấy tờ của cơ quan. Chính vì vậy Hiền vẫn giữ nguyên ý định làm giả bằng đại học để đi xin việc ở nước ngoài. Vậy pháp luật quy định tội làm giả giấy tờ của cơ quan bị phạt như thế nào? Mức xử phạt cho tội làm giả giấy tờ của cơ quan được quy định ra sao? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về ” Tội làm giả giấy tờ của cơ quan ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức?
Hành vi làm giấy tờ được hiểu như sau:
– Làm giả tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng các phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần.
Hành vi vi phạm này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức nào đó (có thể không có thật hoặc đã bị giải thế) mà không cần biết những giấy tờ này sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi dùng giấy tờ, tài liệu làm giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền làm giấy tờ, tài liệu đó để lừa dối cơ quan, tổ chức khác hoặc công dân.
Với trường hợp này, người vi phạm không có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu nhưng có hành vi sử dụng chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khi thực hiện giao dịch hoặc thủ tục nào đó.
Tội làm giả giấy tờ của cơ quan bị xử phạt như thế nào?
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với khung hình phạt như sau:
* Khung 1:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật.
* Khung 2:
Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
– Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Tái phạm nguy hiểm.
* Khung 3:
Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
– Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
* Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
Cấu thành tội phạm làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức
* Khách thể
– Hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính cơ quan Nhà nước về giấy tờ, tài liệu hoặc giấy tờ khác. Bảo vệ sự an toàn của giấy tờ trên cũng chính là bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về các loại tài liệu, giấy tờ này.
– Đối tương tác động của tội phạm này là tài liệu giả, giấy tờ giả.
* Mặt khách quan
– Hai tội danh được thực hiện bởi hai hành vi khác nhau: hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức và hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
– Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức khi xác định con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức có bị làm giả hay không phải căn cứ vào con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức là con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ có thật, nếu cơ quan tổ chức không có con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ đó thì cũng không thể coi hành vi làm con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ là hành vi làm giả được, vì không có thật thì cũng không có giả.
Khi xác định hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức cũng cần chú ý: nếu người phạm tội chỉ làm giả tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức thì chỉ định tội là “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” mà không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.
– Đối với hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân là hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân không nhằm chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác như: dùng bằng tốt nghiệp giả để xin việc, để được bổ nhiệm, để tăng lương, để được đi lao động ở nước ngoài; làm giả sổ hộ khẩu để được mua nhà ở thành phố, để được giao đất trồng trồng rừng.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ bản của phạm tội này, tức là người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng tài liệu, giấy tờ giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân là tội phạm đã hoàn thành. Nhưng hậu quả lại là tình tiết định khung hình phạt. Do đó, việc xác định hậu quả do hành vi làm giả tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng tài liệu, giấy tờ giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức gây ra là rất cần thiết, vì nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm c khoản 2 Điều 342 Bộ luật hình sự 2015; nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 3 Điều 342 Bộ luật hình sự 2015.
Để xác định hành vi phạm tội cần dựa trên các quy định của Nhà nước về tài liệu hoặc các giấy tờ của cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp việc xác định gặp khó khăn cần trưng cầu giám định tư pháp, để xác định tài liệu hoặc giấy tờ có phải là giả hay không.
* Mặt chủ quan
– Lỗi cố ý
– Người phạm tội biết hành vi làm tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm giả và sử dụng tài liệu, giấy tờ giả đó để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.
* Chủ thể
Người có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, những người phạm tội này cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm trong việc quản lý con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tội làm giả giấy tờ của cơ quan”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Tranh chấp đất đai. Mong rằng những dịch vụ pháp lý mà chúng tôi cung cấp sẽ có ích cho quý khách hàng của Luật sư X. Nếu gặp bất cứ vấn đề pháp lý nào cong thắc mắc hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản xử lý ra sao?
- Làm giả giấy tờ xuất nhập cảnh bị xử lý như thế nào?
- Tội làm giả giấy tờ của cá nhân xử phạt ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Người phạm tội có thể bị xử lý hình sự về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, công tác và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tùy thuộc vào mục đích phạm tội của người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp. Trường hợp này không xử lý về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Người đã bị phạt tù một lần vì tội sản xuất giấy tờ giả trước đó. Sau khi ra tù lại tiếp tục thực hiện hành vi sản xuất giấy tờ giả và để bị bắt. Như vậy đây là lần thứ hai người đó sẽ bị bắt về cùng một tội phạm.
Hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu giả của nhân viên trong quán có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự. Còn việc người chủ bạn có phạm tội nêu trên hay không thì còn phải dựa trên các yếu tố:
+) Nếu người chủ không hề biết về việc nhân viên trong quán làm giấy tờ, tài liệu giả thì người chủ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+) Nếu người chủ biết nhân viên làm giả giấy tờ, tài liệu giả nhưng vẫn không có ý kiến gì thì người chủ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi, người chủ là chủ quán photo nên người chủ có quyền cho hoặc không cho nhân viên in các giấy tờ tài liệu nên nếu trong trường hợp người chủ biết và không đưa ra ý kiến thì tức là người chủ đã đồng ý với hành vi vi phạm theo đó thì người chủ sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” trong vai trò đồng phạm.