Chào Luật sư, tôi dọa này nhận được tin nhắn đòi nợ từ xã hội đen sau khi cho em họ mượn giấy tờ cá nhân. Tôi nhận ra giấy tờ cá nhân của mình đã bị làm giả. Luật sư cho tôi hỏi Tội làm giả giấy tờ của cá nhân xử phạt ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Tội làm giả giấy tờ của cá nhân xử phạt ra sao? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Giấy tờ cá nhân là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 và Khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân là một trong các loại giấy tờ sau đây: thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Bị mất hết giấy tờ tùy thân phải làm thế nào?
Nếu bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân hoặc đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công nhân (đối với tỉnh, thành phố đã được cấp Căn cước công nhân).
Thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân
Căn cứ Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, mục 2 Nghị định 170/2007/NĐ-CP, người bị mất Chứng minh nhân dân đến cơ quan Công an nơi đăng ký thường trú làm thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân.
Thủ tục cấp lại Chứng minh nhân dân thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
+ Đơn đề nghị có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú;
+ Hộ khẩu thường trú.
Bước 2: Tới công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú thực hiện thủ tục
– Xuất trình hộ khẩu thường trú;
– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
– Chụp ảnh;
– In vân tay hai ngón trỏ.
Bước 3: Nộp lệ phí
Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện) do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC).
Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc (theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP).
Cấp lại Giấy phép lái xe bị mất
Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe;
– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
– Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Bước 3: Nộp lệ phí
– Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe bị mất được quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC là 135.000 đồng/lần.
– Trường hợp người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết, thực hành
Trong đó, quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết; Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Cụ thể, phí sát hạch lái xe quy định như sau:
+ Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.
+ Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.
Bước 4: Nhận Giấy phép lái xe cấp lại
Thời gian cấp lại giấy phép lái xe là 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch (Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12).
Tội làm giả giấy tờ của cá nhân xử phạt ra sao?
Đối với hành vi sử dụng thẻ Căn cước công dân giả thì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
Cũng theo khoản 5 Nghị định này quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
Theo đó, nếu người nào có hành vi sử dụng thẻ Căn cước công dân giả thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi (4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng) theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Tội làm giả giấy tờ của cá nhân xử phạt ra sao?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề tư vấn ly hôn nhanh hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vì thực tế chưa có sự thống nhất về cách hiểu giấy tờ tùy thân là gì nên mỗi lĩnh vực lại quy định các giấy tờ tùy thân khác nhau, cụ thể căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Như vậy theo quy định này giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp có giá trị thay thế cho hộ chiếu, CMND, CCCD. Có thể kể đến một số giấy tờ như: Thẻ Đảng viên, giấy phép lái xe,
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có hành vi sử dụng các loại giấy tờ giả để thế chấp vay vốn hoặc chuyển nhượng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất để được tiếp nhận, giải quyết
Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Người đã bị phạt tù một lần vì tội sản xuất giấy tờ giả trước đó. Sau khi ra tù lại tiếp tục thực hiện hành vi sản xuất giấy tờ giả và để bị bắt. Như vậy đây là lần thứ hai người đó sẽ bị bắt về cùng một tội phạm.