Hiện nay có nhiều trường hợp giấu thông tin kế toán, khai khống thông tin, đối tượng ký chứng từ không đúng với mục đích khác nhau như trốn thuế, giao dịch với bên khác… Chữ ký này không phải. Tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, nhất là trong công việc kế toán, khi những thông tin rất quan trọng nhưng bị làm sai lệch do thay đổi đối tượng. Với rủi ro này, người cầm sổ ký khống mà không có giấy tờ kế toán có thể bị pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại nghiêm trọng. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Tội ký khống giấy tờ kế toán bị xử lý như thế nào năm 2023?” để biết chi tiết mức phạt cho tội ký khống.
Quy định của pháp luật về ký ban hành văn bản
Căn cứ quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-Cp quy định về thẩm quyền ký ban hành văn bản để có cơ sở xác định hành vi ký khống là gì như sau:
Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
- Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Trong trường hợp đặc biệt
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền.
- Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
- Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
Khái niệm ký khống là gì?
Định nghĩa về ký khống là gì hiện nay chưa được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, dựa trên những quy định về hành vi phạm tội và đặc điểm hành vi diễn ra trên thực tế có thể hiểu khái niệm này như sau:
Ký khống là hành vi ký tên vào những giấy tờ, tài liệu mà người ký biết được rằng những nội dung đó không đúng trong thực tế hoặc vi phạm nhưng quy định pháp luật để nhằm thực hiện một mục đích nhất định.
Ký khống khác với giả mạo chữ ký ở điểm nội dung của những văn bản có chữ ký. Với giả mạo chữ ký thì nội dung của văn bản được ký có thể đúng hoặc sai nhưng chữ ký thì do một người không có thẩm quyền cố ý ký giống với chữ ký của người có thẩm quyền đó.
Cấu thành tội phạm
Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được cấu thành bởi các yếu tố sau:
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực kế toán.
Theo quy định của Luật kế toán năm 2015, Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Các quy định cụ thể về kế toán được quy định tại Luật Kế toán năm 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Các quy định về kế toán bao gồm nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm gồm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi theo quy định tại Khoản 1 Điều 221 Bộ luật Hình sự:
Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán;
Thời hạn lưu trưc đối với từng loại tài liệu kế toán được quy định chi tiết tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều Luật Kế toán. Theo quy định này, một số tài liệu phải lưu lại thời hạn tối thiểu 5 năm, một số khác phải lưu trữ tối thiệu 10 năm và một số tài liệu phải lưu trữ vĩnh viễn.
Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Mỗi đơn vị kế toán chỉ được lập 1 hệ thống số kế toán cho một kì kế toán theo quy định tại Điều 25 Luật Kế toán năm 2015
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm quy định về kế toán là hành vi do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi vi phạm quy định về kế toán đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách dễ dàng.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người thực hiện hành vi khách quan chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hậu quả gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Nếu hậu quả xảy ra thấp hơn mức quy định trên, người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm có thể là người từ đủ 16 tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự:
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XVIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hành vi không được phép nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ và mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Thông thường người phạm tội này vì vụ lợi.
Tội ký khống giấy tờ kế toán bị xử lý như thế nào năm 2023?
Đối với hành vi ký khống là gì trong Bộ luật hình sự được thể hiện tại Điều 221 về hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:
Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
- Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
- Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
- Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán.
- Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
- Vì vụ lợi
- Có tổ chức
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
- Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm: Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tội ký khống giấy tờ kế toán bị xử lý như thế nào năm 2023?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư X sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Kỳ kế toán ngắn nhất là bao nhiêu tháng?
- Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán 2022
- Kỳ kế toán theo Luật kế toán 2015 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội tham ô tài sản
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.”
Hành vi lập khống chứng từ kế toán phạm tội gì?
Theo đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán là hành vi lập nên chứng từ không có thật trên thực tế hoặc lập phần thông tin không đúng sự thật và hành vi này bị coi là không hợp pháp.
Hành vi lập khống chứng từ kế toán thường là hành vi của những người có chức trách, nhiệm vụ như kế toán, thủ quỹ của cơ quan, doanh nghiệp.
Do đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán có thể bị xử lý hình sự về Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.