Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thông tin về việc Tội không chấp hành án bị xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trên thực tế có rất nhiều phạm nhân có biểu hiện cứng đầu, không ăn năn, hối cả về những hành vi phạm tội mà bản thân đã gây ra cho nạn nhân và người nhà của họ.Từ đó dẫn đến hành vi không chấp hành bản án, hình phạt mà Hội đồng xét xử đã tuyên. Theo quy định nếu không chấp hành án thì người bị kết án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không chấp hành án. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì Tội không chấp hành án bị xử phạt như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc Tội không chấp hành án bị xử phạt như thế nào? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Các loại thi hành án hình sự tại Việt Nam
Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 thì tại Việt Nam có các loại thi hành án hình sự như sau:
- Thi hành án phạt tù;
- Thi hành án tử hình;
- Thi hành án treo;
- Thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
- Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ;
- Thi hành án phạt cấm cư trú;
- Thi hành án phạt quản chế;
- Thi hành án phạt trục xuất;
- Thi hành án phạt tước một số quyền công dân;
- Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
– Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo.
– Thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.
– Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách.
– Thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách.
– Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tạinơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; khấu trừ một phần thu nhập sung quỹ nhà nước, giám sát việc thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồngtheo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Thi hành án phạt cấm cư trú là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trúở một số địa phương nhất định theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và Nhân dân địa phương theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành ánphải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án,quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước một hoặc một số quyền công dân của người chấp hành án theo bản án,quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là việc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án,quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Ai là người phải chấp hành án hình sự tại Việt Nam?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về người chấp án hình sự tại Việt Nam như sau:
– Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.
Trong đó người bị kết án là người bị Hội đồng xét xử tuyên là có tội thông qua một bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Nguyên tắc thi hành án hình sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 4 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nguyên tắc thi hành án hình sự như sau:
– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Bản án, quyết định của Tòa áncó hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
– Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự,nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.
– Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
– Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
– Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
– Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
– Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Không chấp hành án thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 144/2022/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm các quy định về thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người được đặc xá; người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật;
- Vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Vi phạm các quy định về việc chấp hành các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh, áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản hoặc có hành vi vi phạm đến biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật;
- Vi phạm các quy định về việc chấp hành biện pháp tạm giữ, tạm giam; vi phạm các quy định về việc chấp hành hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản, trục xuất.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt theo yêu cầu triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc bàn giao của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cho Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Người được hưởng án treo không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Người được hưởng án treo không cam kết việc chấp hành án;
- Người được hưởng án treo không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm; không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không cam kết việc chấp hành án;
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ;
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quyết định của cơ quan thi hành án hình sự;
- Người chấp hành án phạt quản chế không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
- Người chấp hành án phạt quản chế không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế mà không có lý do chính đáng;
- Người chấp hành án phạt quản chế không cam kết việc chấp hành án;
- Người chấp hành án phạt quản chế không trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Người chấp hành án phạt cấm cư trú không cam kết việc chấp hành án;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không trình diện Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi cư trú sau khi được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không cam kết chấp hành nghĩa vụ;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Người được hoãn chấp hành án phạt tù đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã;
- Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự sau khi hết thời hạn hoãn hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không có mặt tại nơi chấp hành án trước khi được tạm đình chỉ hoặc cơ quan thi hành án hình sự nơi cư trú sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại có quyết định thi hành án mà không có mặt tại cơ quan thi hành án theo thời hạn quy định;
- Người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
- Người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
- Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền hoặc đi khỏi nơi quản chế quá thời hạn cho phép mà không có lý do chính đáng;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không chấp hành sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã; vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
- Người chấp hành án phạt cấm cư trú đến cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú mà không được phép hoặc quá thời hạn cho phép;
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
- Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
- Người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân có hành vi thực hiện các quyền đã bị cấm theo bản án;
- Người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách.
Tội không chấp hành án bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 380 Luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội không chấp hành án như sau:
– Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Tẩu tán tài sản.
– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về “Tội không chấp hành án bị xử phạt như thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục kết hôn với người Nhật Bản, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 5 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyềntrong thi hành án hình sựtheo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019.
Theo quy định tại Điều 6 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giám sát việc thi hành án hình sự như sau: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự như sau:
Hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước có liên quan chưa có điều ước quốc tế thì việc hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với Hiến pháp của Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.