Hủy hoại hay phá hoại là động từ chỉ hành động tác động gây hư hỏng hoặc suy yến một vật thể nào đó và hủy hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị, giảm giá trị ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. Và những hành vi này ngày một gia tăng, không chỉ làm hư hỏng tài sản của cá nhân mà có nhiều những vụ việc gây hư hỏng tài sản của nhà nước, là hành vi cần được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam đề có những hình thức răn đê, tránh những hành vi hư hỏng, cố ý làm hư hỏng tài sản gây mất trật tự trị an, kéo theo nhiều hệ lụy khác cho xã hội. Vậy Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định như thế nào?
Luật sư X sẽ giải đáp những thông tin liên quan trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định như thế nào?
Hủy hoại (hay phá hoại) tài sản của người khác là hành vi làm cho tài sản bị mất đi giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản đó. Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật Hình sự 2015) quy định về loại tội này như sau:
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Đối tượng tác động là tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng các hành vi sau đây:
- Hủy hoại tài sản là làm mất hoàn toàn giá trị sử dụng của tài sản. Ví dụ: đập nát hoàn toàn, đốt cháy, nghiền nát…
- Làm hư hỏng tài sản là làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản. Ví dụ: đập vỡ gương, kính của xe ô tô, chọc thủng lốp xe ô tô, xe gắn máy, đập vỡ tường nhà…
Những hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm nếu tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Hoặc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản dưới 2.000.000 đồng như thuộc các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này mà còn vi phạm là trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi nói trên.
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là trường hợp đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chưa được xóa án tích mà lại có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (Xem Bình luận Khoản 1 Điều 168).
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (Xem Bình luận Khoản 1 Điều 172).
- Tài sản là di vật, cổ vật (Xem Bình luận Khoản 1 Điều 173).
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
Lưu ý: Giá trị tài sản để định tội hoặc định khung bao gồm chi phí khôi phục lại tàn sản như ban đầu chưa bị hủy hoại.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên (phạm tội thuộc Khoản 1, 2) hoặc người từ đủ 14 tuổi trở lên (phạm tội thuộc Khoản 3, 4) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện với lỗi cố ý.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
…
Theo đó, hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 178 nêu trên.
Và tùy thuộc vào giá trị tài sản bị hư hỏng, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi các khung hình phạt khác nhau được quy định tại Điều 178 nêu trên.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, giá trị chiếc điện thoại của bạn là 13.000.000 đồng đã bị người khác cố ý làm hư hỏng nên nếu người vi phạm đó rơi vào các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 178 nêu trên thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Khung hình phạt thấp nhất
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Như vậy, giá trị tài sản bị làm hư hỏng hoặc hủy hoại phải trong khoảng từ 2 triệu đến dưới 50 triệu.
Nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì giá trị tài sản dưới 2 triệu vẫn xử lý, điều đó có nghĩa là không phụ thuộc vào tài sản có giá trị là bao nhiêu chỉ cần xác định được giá trị là xử lý về tội phạm này, cụ thể:
-Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
Khung hình phạt tăng nặng
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Để che giấu tội phạm khác;
- Vì lý do công vụ của người bị hại;
- Tái phạm nguy hiểm, Như vậy, nếu chỉ nhìn vào giá trị tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại thì tài sản phải có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu mới xử lý về khung hình phạt này.
Khung hình hạt cao nhất
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Khung hình phạt bổ sung
Ngoài 4 khung hình phạt chính được nêu từ điểm 1 đến điểm 4 thì người phạm tội có thể sẽ bị xử phạt bổ sung như sau: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi hủy hoại tài sản, tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là vi phạm pháp luật, trên cơ sở quy định của pháp luật, đối tượng vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét, làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng sẽ ban hành hướng xử lý trách nhiệm tùy thuộc vào các yếu tố liên quan như khách quan, chủ quan của hành vi. Do đó, để tránh vi phạm quy định với hành vi này, mỗi cá nhân cần thực sự cẩn trọng, trường hợp cần thiết hoàn toàn có thể đề nghị sự hướng dẫn, trợ giúp pháp lý từ cơ quan chuyên môn hoặc từ chính quyền địa phương để giải quyết mâu thuẫn, tránh những vi phạm đáng tiếc xảy ra chỉ vì sự bộc phát nhất thời.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
…
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
… - Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Theo đó, người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, nếu là người nước ngoài vi phạm thì bị trục xuất. Bên cạnh đó người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm hư hỏng tài sản của công ty, người lao động phải bồi thường thế nào?
- Bên thuê gây hư hỏng nhà thuê có bị chấm dứt hợp đồng thuê nhà hay không?
- Người thuê có được tự ý sửa chữa khi phòng trọ bị hư hỏng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ thương hiệu Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản như sau:
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, người vô ý hủy hoại tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp giá trị tài sản đó là từ 100.000.000 đồng trở lên.
Và tùy thuộc vào giá trị tài sản bị hủy hoại thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt khác nhau đuọc quy định tại Điều 180 nêu trên.
Khi người thuê có hành vi cố ý làm hư hỏng hoặc huỷ hoại nhà thuê thì tuỳ mức độ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017:
Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Giá trị nhà thuê bị làm hư hỏng từ 02 – dưới 50 triệu đồng…
Phạt tù từ 02 – 07 năm: Thực hiện hành vi huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng nhà thuê một cách có tổ chức hoặc gây thiệt hại cho nhà thêu có giá trị từ 50 – dưới 200 triệu đồng; để che giấu tội phạm khác; tái phạm nguy hiểm…
Phạt tù từ 05 – 10 năm: Gây thiệt hại cho nhà thuê có giá trị từ 200 – dưới 500 triệu đồng.
Phạt tù từ 10 – 20 năm: Gây thiệt hại cho nhà thuê có giá trị trên 500 triệu đồng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.