Hành vi lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội; hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội. Đây là hành vi làm giả hoàn toàn hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp hoặc là hành vi sửa chữa nội dung các hồ sơ này lừa dối cơ quan bảo hiểm. Vậy tội gian lận bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vỉ sau đây; chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hô sơ bảo hiêm thât nghiệp lừa dổi cơ quan bảo hiếm xã hội;
- Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dổi cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp.
Xem thêm: Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bị xử lý như thế nào?
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể bình thường và theo BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại BLHS.
Dấu hiệu khách quan của tội phạm
Điều luật quy định hai loại hành vi sau:
– Hành vi lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội; hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội. Đây là hành vi làm giả hoàn toàn hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp hoặc là hành vi sửa chữa nội dung các hồ sơ này lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Hành vi dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp. Đây là hành vi sử dụng hồ sơ bảo hiểm xã hội giả hoàn toàn hoặc hồ sơ bảo hiểm xã hội đã bị sửa chữa nội dung có lợi cho người sử dụng hồ sơ trình cơ quan bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không đúng.
Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là cố ý.
Khung hình phạt
Khung hình phạt Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm gian lận bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Có tính chất chuyên nghiệp. Đây là trường họp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội (5 lần trở lên) và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
– Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội; bảo hiếm thất nghiệp từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Đây là trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 100 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Đây là trường hợp người phạm tội đã gây thiệt hại cho cho cơ quan bảo hiểm xã hội từ 200 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế; hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; hết tuổi lao động hoặc chết; trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức; mà người lao động; và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức; mà người tham gia được lựa chọn mức đóng; phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình; và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất