Trẻ em theo pháp luật quy định là dưới 16 tuổi, đó là độ tuổi mà trẻ em chưa hoàn thiện về mặt tâm, sinh lý, dễ bị tổn thương và là đối tượng đầu tiên được ưu tiên bảo vệ. Theo pháp luật hiện hành, thì các cơ quan, tổ chức, gia đình, xã hội có trách nhiệm thực hiện những biện pháp nhằm xây dựng lên môi trường sống an toàn cho trẻ em, ngăn chặn phòng ngừa những hành vi xâm hại trẻ em. Nhưng dù vậy, vẫn có không ít những vụ việc dụ dỗ, ép buộc, xâm hại trẻ em diễn ra và có chiều hướng gia tăng, ngày càng phức tạp. Vậy cần làm gì khi trẻ em bị xâm hại? Pháp luật quy định ra sao về tội dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi? Những người vi phạm sẽ bị xử lý ra sao?
Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau. Luật sư X hi vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Trẻ em dưới 18 tuổi là gì?
Căn cứ Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định về trẻ em như sau:
Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:
Người thành niên
- Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
…
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Người chưa thành niên
- Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
….
Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.
Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 – 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.
Thế nào là dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi phạm pháp?
Dụ dỗ người người dưới 18 tuổi phạm pháp theo điều 325 Bộ luật hình sự
– Là hành vi rủ rê, xúi giục, lôi kéo, mua chuộc, thúc đẩy bằng các hình thức khác nhau (như cho ăn, uống, hút thuốc phiện, cho vay, bán chịu, kích thích sự ham muốn vật chất,…để buộc họ phải tìm cách trả nợ bằng việc trộm cắp, gây rối…) để từng bước đưa người chưa thành niên tham gia vào hoạt động phạm tội, sống sa đọa.
Bên cạnh đó còn quy định thêm về ép buộc, chứa chấp trẻ em dưới 18 tuổi
Ép buộc người người dưới 18 tuổi phạm pháp theo Điều 325 Bộ luật hình sự
– Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng các hình thức khác (như dọa nói với bố mẹ, tố cáo chính quyền về sai phạm nào đó của họ…) để buộc người chưa thành niên phải hoạt động phạm tội, sống sa đọa.
Chứa chấp người người dưới 18 tuổi phạm pháp theo Điều 325 Bộ luật hình sự
– Là hành vi cung cấp cho người chưa thành niên nơi ăn, chỗ ở với ý thức tạo điều kiện cho họ thực hiện tội phạm. Người chứa chấp đã biết rõ người chưa thành niên mà mình chứa chấp là người phạm pháp. Hành vi chứa chấp đó có thể được thực hiện độc lập nhưng cũng có thể được thực hiện đồng thời với hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội.
Dấu hiệu pháp lý tội dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi
Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 phạm pháp có những yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự
Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự xã hội, hoạt động phòng, chống tội phạm, đồng thời xâm phạm đến sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các hành vi sau:
– Có hành vi dụ dỗ người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa.
– Có hành vi ép buộc người thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa.
– Có hành vi chứa chấp người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa.
Lưu ý: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
– Hoạt động phạm tội: Được hiểu là các hoạt động (hành vi) để thực hiện tội phạm cụ thể nào đó như: cưốp tài sản, vận chuyển trái phép chất ma túy…
– Sống sa đọa: Được hiểu là sống buông thả, sa vào các tệ nạn như hút, chích, ma túy, mại dâm…
– Người chưa thành niên phạm pháp: Là người chưa thành niên đã hoặc đang thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật đó có thể là chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (như trộm cắp vặt mà giá trị tài sản chưa đến 500.000 đồng) nhưng cũng có thể đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm nhưng chưa bị phát hiện, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chú ý: Sa đọa: Hư hỏng đến mức tồi tệ về lối sống, về tinh thần (từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ xuất bản năm 1992).
Tội dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi bị xử lý như thế nào?
Tại điều 325 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về “Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp” như sau:
Khung 1
- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;
c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.
Khung 2
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi;
d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”.
Cha, mẹ, cá nhân cần làm gì để giúp một trẻ em bị dụ dỗ, xâm hại?
Đây là việc hết sức quan trọng, nhưng không phải dễ làm. Muốn giúp một trẻ bị dụ dỗ bạn cần phải biết cách lắng nghe con mình nói, tin con, động viên, an ủi, nói chuyện với con về những gì đã xảy ra mà không chất vấn con, đáp lại một cách hết sức bình tĩnh và làm cho con yên tâm rằng con không có lỗi gì cả và sẽ không bị buộc tội về bất cứ điều gì.
– Trẻ em thường sẽ vẫn tiếp tục cảm thấy bất an và cần được bảo vệ khỏi các vụ xâm hại trong tương lai. Vì vậy, bạn cần đảm bảo với con em mình rằng bạn sẽ làm tất cả để bảo vệ chúng.
– Bạn cũng nên hỏi con em mình, dù nó còn rất nhỏ, xem trẻ cần hay trông đợi sự giúp đỡ gì ở bạn và cho phép trẻ có quyền tự quyết định một số điều cho bản thân mình.
– Bằng cách tỏ ra là chỗ dựa vững chắc của trẻ, bạn sẽ làm cho trẻ cảm thấy yên tâm hơn và dần dần lấy lại được lòng tin. Khi biết rằng mình vẫn được mọi người yêu quý, chăm sóc và được an toàn trẻ sẽ cảm thấy đỡ lúng túng hơn và sẽ dần trở lại trạng thái bình thường. Một vấn đề khác là nhiều bậc cha mẹ cảm thấy quá xấu hổ, ngượng ngùng khi con em mình bị xâm hại. Các bậc cha mẹ có thể lo sợ rằng nếu những người xung quanh biết con mình bị xâm hại, tương lai của các cháu sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi dư luận xã hội.
– Thực ra, nếu bạn giữ kín điều đó thì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe vì các bạn và con em các bạn lúc đó sẽ không nhận được sự giúp đỡ nào của những người xung quanh và của cơ quan pháp luật. Do đó, việc khắc phục những hậu quả của vụ xâm hại se trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Mặt khác, kẻ xâm hại lại không bị trừng trị mà còn có thể tự do tái diễn hành vi này với nhiều trẻ em khác. Chính vì thế, bạn nên báo ngay sự việc với những người có trách nhiệm như: Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111, người làm công tác bảo vệ trẻ em tại địa phương….để bạn và con em bạn được giúp đỡ, và kẻ có tội bị trừng phạt. Bạn cũng đưa ngay con em mình đến cơ sở y tế để được khám, điều trị và tư vấn trong trường hợp cần thiết.
Cha mẹ và trẻ cần ghi nhớ số điện thoại Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 – đây là tổng đài tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho trẻ em; tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em. Ngoài ra, những địa chỉ sau cũng trợ giúp vấn đề xâm hại trẻ em:
- Đường dây nóng: Cảnh sát 113.
- Trung tâm Công tác xã hội trẻ em các tỉnh / thành phố.
- Phòng trẻ em Trực thuộc các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tình / thành phố.
- Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các quận/huyện.
- Công an các tỉnh địa phương gần nhất.
- Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam
Mời bạn xem thêm bài viết
- Năm 2023 bạo hành tinh thần trẻ em xử phạt như thế nào?
- Luật cấm đăng ảnh trẻ em được quy định như thế nào?
- Bắt cóc trẻ em tống tiền bị truy cứu trách nhiệm ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tội dụ dỗ trẻ em dưới 18 tuổi” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu đơn xin mở lại mã số thuế bị đóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Theo đó, hành vi dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:
“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.”
Theo khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người từ đủ 14 tuổi trở lên không sử dụng vũ lực, cưỡng ép hoặc bất kỳ hành vi nào có tính chất dụ dỗ nhưng có hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Khoản 1 Điều 145 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Đồng thời, theo giải thích của HĐTP TANDTC tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, hành vi quan hệ tình dục đồng giới là một dạng khác của hành vi quan hệ tình dục khác, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác.
Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) người từ đủ 14 tuổi trở lên dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này hoặc các tội danh khác có liên quan.
Người đủ 18 tuổi trở lên dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Ngoài ra, sự khác biệt giữa 2 tội Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nằm ở ý chí của người bị hiếp dâm, người giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể:
Với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người bị hiếp dâm ở trong tình trạng bị đe dọa dùng vũ lực hoặc cưỡng ép,… giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người thực hiện hành vi phạm tội; trường hợp hiếp dâm người dưới 13 tuổi thì không phân biệt ý chí của người bị hiếp dâm là đồng thuận hay cưỡng ép, người thực hiện hành vi phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Với Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, người giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác có ý chí đồng thuận với người thực hiện hành vi phạm tội.
Mức hình phạt cao nhất đối với 02 tội này như sau:
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Theo quy định tại khoản 2 Điều 142 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này có thể lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Theo quy định tại khoản 3 Điều 145 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), mức hình phạt cao nhất đối với tội danh này có thể lên đến 15 năm./.
Điều 25 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em chứng kiến việc đánh bạc dưới mọi hình thức;
b) Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia phục vụ đánh bạc dưới mọi hình thức;
c) Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em chứng kiến việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới mọi hình thức.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em;
b) Bán cho trẻ em, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi của nhóm thanh niên trên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.