Ba mẹ tôi đã ly hôn nhau từ 2 năm trước. Tuy nhiên, ba tôi vẫn thường xuyên đi tìm mẹ con tôi, cầm gậy gộc và hăm doạ sẽ giết mẹ con tôi. Trước đây, ba tôi là một người nghiện rượu lại còn hay cờ bạc. Không những vậy còn hay đối xử bạo lực với mẹ tôi. Do không thể chịu nổi nữa nên 2 năm tước ba mẹ tôi đã đưa nhau ra toà ly hôn. Sau khi ly hôn, ba tôi vẫn luôn nghĩ rằng do mẹ tôi có người mới nên mới ghen tuông mù quáng hù doạ muốn giết mẹ tôi. Những lần như vậy, tôi thực sự rất sợ và chỉ biết báo công an. Vậy theo pháp luật quy định tội dọa giết người có phải đi tù không? Theo quy định các yếu tố cấu thành tội đe doạ giết người gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết ” Tội dọa giết người có phải đi tù không? ” của Luật sư X để giải đáp thắc mắc nhé. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Căn cứ pháp lý
Đe dọa giết người là gì?
Giết người là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng và hiện nay thì vẫn thường xuyên xảy ra tại nước ta với tỷ lệ khá cao. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi giết người, nhưng dù bất kỳ lý do gì thì hành vi giết người đều sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Và đe dọa giết người cũng được xem là một hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, đe dọa giết người là hành vi người phạm tội sử dụng những hành vi hoặc lời nói, hành động để thể hiện cho đối phương biết là sẽ thực hiện hành vi giết người đối với người đó. Hành vi này khiến cho đối phương tin rằng mình sẽ bị giết vào thời gian đó, nếu không thực hiện theo mong muốn của người đe dọa. Đe dọa giết người là một trong những tội danh xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và danh dự của người khác được pháp luật bảo vệ.
Đe dọa giết người được dịch sang tiếng anh như sau: Threatening to kill
Khái niệm về đe dọa giết người được dịch sang tiếng anh như sau:
Threatening to kill is an act where the offender uses acts or words or actions to show the opponent that he will commit murder against that person. This behavior makes the opponent believe that he will be killed at that time, if he does not comply with the wishes of the threater. Threatening to kill is one of the crimes of infringing upon the life, health and honor of others that are protected by law.
Tội doạ giết người có phải đi tù không?
Tội đe dọa giết người theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 được quy định cụ thể như sau:
– Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đây là mức hình phạt nhẹ nhất khi có dấu hiệu cấu thành tội đe dọa giết người.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Đối với 02 người trở lên. Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa với 02 người trở lên bằng nhiều hình thức khác nhau.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội là những người đảm nhiệm chức vụ, hoặc làm việc trong cơ quan nhà nước và được giao quyền hạn thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để gây sức ép hoặc đe dọa sẽ xử tội chết hoặc sẵn sàng dùng súng bắn chết người bị đe dọa.
+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Những người này là những cán bộ, công chức, quân nhân, công an được giao nhiệm vụ điều tra, xử lý hành vi phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội.
+ Đối với người dưới 16 tuổi. Đây là những chủ thể chưa thể bảo vệ chính bản thân mình vì vậy nhà nước luôn quy định để bảo vệ và đồng thời tạo được sự răn đe cho các đối tượng có ý định lợi dụng độ tuổi còn nhỏ của những chủ thể này mà đe dọa làm việc theo yêu cầu của người đe dọa.
+ Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác. Ví dụ như người đe dọa người khác vì người này biết được người đe dọa có sử dụng chất ma túy, trộm cướp tài sản của người khác hoặc một bí mật nào đó nhưng khi bị phát hiện có thể bị kết án tử hình hoặc chung thân.
Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người
Bất kỳ một tội danh nào được quy định tại Bộ luật hình sự đều sẽ dựa vào những yếu tố cấu thành để xác định đúng tội danh và khung hình phạt phù hợp với mức độ gây nguy hiểm cho xã hội.
Thứ nhất, mặt chủ quan của tội phạm
Hành vi đe dọa giết người có thể xuất phát từ hành động cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Việc thực hiện hành vi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều hành vi được thực hiện xuất phát từ ý chỉ của người thực hiện hành vi hoặc được người khác thuê.
Thứ hai, mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm được xác định là những hành vi đe dọa đến tính mạng của cá nhân. Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả.
Hành vi này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như lời nói, hành động, cách nhìn, cử chỉ nhưng với mục đích giết người mà là đe dọa sẽ giết người ví dụ như hành động cầm dao kè cổ, lấy súng đã lên đạn, nhắn tin hoặc gọi điện, hoặc nói trực tiếp với người này…Hành vi đe dọa giết người chính là hành vi khiến cho đối phương thực sự tin tưởng rằng sẽ bị giết, không đơn thuần chỉ là câu nói thông thường mang tính giải trí, bông đùa. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng của tội danh này.
Hậu quả của hành vi này chính là tạo ra niềm tin là người bị đe dọa sẽ chết, nhiều trường hợp hậu quả xảy ra ngoài kiểm soát của người đe dọa. Ví dụ như người bị đe dọa cảm thấy sợ hãi mà uống thuốc tự tử, hoặc có hành vi ngược lại là giết người đang đe dọa chính mình…
Chính vì vậy, mối quan hệ của hành vi đe dọa giết người là nhằm khiến cho người khác nghỉ mình có khả năng bị giết, cố ý để cho người bị đe dọa thấy hành vi đe dọa hoặc người khác nhìn thấy mà người phạm tội biết rằng người này sẽ nói lại cho người bị đe dọa biết và đồng thời có thể biết được hành vi giết người thực sự xảy ra khi nào và cụ thể là hành vì gì.
Thứ ba, mặt khách thể
Mặt khách quan của tội phạm là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ nhưng bị các đối tượng xâm phạm.
Hành vi đe dọa xâm phạm đến những quan hệ được pháp luật bảo vệ cụ thể trong hành vi này chính là tính mạng, sức khỏe của công dân. Nhiều người vì quá lo sợ mà có những hành vi dại dột như tự tử, nhảy lầu, treo cổ…một số khác thì mất ăn, mất ngủ, không thể ăn uống bình thường, không dám đi làm hoặc ra ngoài, chỉ dám ở trong nhà và trốn chui nhủi. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng và kinh tế.
Thứ tư, mặt chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi là những đối tượng có đầy đủ nhận thức, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và làm chủ được hành vi của mình gây ra. Theo quy định của pháp luật thì người thực hiện hành vi chính là người 16 tuổi trở lên, nếu dưới 16 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
Mời bạn xem thêm
- Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người theo BLHS 2015
- Hành vi đe dọa người khác bị xử phạt như thế nào?
- Có bị phạt tù nếu đe dọa tính mạng của phóng viên?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tội dọa giết người có phải đi tù không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ thương hiệu Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Đối với 02 người trở lên;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
Đối với người dưới 16 tuổi;
Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Tội đe dọa giết người không bị phạt hành chính vì đây là hành vi cấu thành tội phạm và phải bị chịu trách nhiệm hình sự.
Cần đánh giá tác động tâm lý tiêu cực của hành vi đe dọa làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bị đe dọa.
Qua đó có thể đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nói trên, từ đó đưa ra cách giải quyết cụ thể, triệt để nhằm đảm bảo an toàn cho người bị đe dọa. Những tình tiết được đưa ra để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc:
– Nội dung và hình thức đe dọa;
– Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra;
– Sự tương quan về lực lượng giữa người đe dọa và người bị đe dọa;
– Thái độ và xử sự của người bị đe dọa sau khi họ bị đe dọa…