Chào Luật sư, tôi có nghe nói tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng ma túy sẽ bị phạt rất nặng. Vậy cụ thể Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tù từ bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tù từ?
Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tù từ bao nhiêu năm?
Có thể thấy, mức phạt dành cho tội trên được chia làm 4 khung:
Thứ nhất, bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Thứ hai, bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Thứ ba, bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
Thứ tư, bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
Mức phạt tù cao nhất dành cho tội này là 20 năm. Tùy theo hành vi cụ thể mà mức phạt sẽ thay đổi trong từng vụ án.
Bán ma túy giả có phạm tội không?
Trường hợp người bán không biết chất họ bán là ma túy giả
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định:
… Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.
Như vậy, theo quy định trên, nếu người bán ma túy “giả” cho rằng chất mà mình bán là chất ma túy (cho dù thực tế đó không phải chất ma túy) thì vẫn bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Căn cứ khoản 1 Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1, Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Theo quy định này, người có hành vi bán chất ma túy “giả” nhưng không biết đó là ma túy giả, và cho rằng bản thân đang bán chất ma túy thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Trường hợp người bán biết rõ chất họ bán là ma túy giả
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định:
…Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản….
Như vậy, theo quy định trên, nếu người bán ma túy “giả” ý thức được đó không phải chất ma túy, nhưng làm cho người mua nhầm tưởng đó là ma túy thì sẽ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết: Bán ma túy giả có phạm tội không?
Tổ chức sử dụng ma túy trong nhà nghỉ bị phạt tù mấy năm?
Điều 255, BLHS 2015 quy định như sau về các khung hình phạt:
Khung 1
Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
d) Đối với người dưới 13 tuổi.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên.
Sử dụng ma túy tại nơi làm việc có bị sa thải không?
Căn cứ theo điều 125 Bộ luật lao động 2019:
“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;”
Như vậy, nhân viên nhà nghỉ có thể bị sa thải.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Đối tượng mua bán trái phép ma túy, tàng trữ súng bị xử lý như thế nào
- Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?
- Hành vi vận chuyển ma tuý giấu trong sôcôla bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tù từ bao nhiêu?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ logo độc quyền hoặc công văn xin tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, luật bay flycam của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điều 257; phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi phạm tội cưỡng ép người khác sử dụng ma tuý mà người đó dưới 13 tuổi.
Do đó, hành vi cưỡng ép trẻ em 12 tuổi sử dụng trái phép chất ma tuý có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm.
Theo quy định tại điều 257 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi cưỡng bức sử dụng ma tuý trái phép được hiểu là hành vi dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để họ sử dụng ma tuý trái với ý muốn của họ.