Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng xử lý thế nào? Trong một lần đi làm về anh trai tôi thấy chị dâu đang mây mưa với một người đàn ông tại nhà. Do anh trai là một người nóng tính khi gặp cảnh ấy đã bị sốc; và không chấp nhận được hành vi ngoại tình của chị dâu tôi; nên đã vơ ngay cây gậy gỗ ở góc nhà đánh mạnh vào đầu của người đàn ông kia dẫn đên bị chấn thương sọ não nằm bất tỉnh. Như vậy anh trai có bị đi tù hay không? Đấy có phải là hành vi cố ý gây thương tích hay không? Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư. Tôi xin cảm ơn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là gì?
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi phạm tội của mình như lúc bình thường; nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng là gì?
Vấn đề trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật hình sự; đã được hướng dẫn lần đầu tiên tại Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 ; hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, theo đó:
“Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”.
Theo quy định Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và hướng dẫn tại nghị quyết trên để xác định trường hợp người phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại gây ra phải căn cứ vào các yếu tố:
+ Thứ nhất, Phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại
+ Thứ hai, Hành vi trái pháp luật của người bị hại phải là hành vi đối với người phạm tội; hoặc đối với người thân thích hoặc hoặc đối với người khác có quan hệ thân thiết với người phạm tội.
+ Thứ ba, Hành vi trái pháp luật của người bị hại phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần
+ Thứ tư, Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động.
Xem thêm: Tù chung thân thực tế phải ngồi tù trong bao nhiêu lâu?
Mức hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng
Người phạm tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần kích động mạnh được quy định tại Điều 135 BLHS 2015 thì bị các hình thức chế tài được quy định cụ thể như sau:
Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người có hành vi gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó; hoặc với người thân thích của người đó.
Người phạm tội bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 135 BLHS cụ thể :
- Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm trong trường hợp phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người 61% trở lên.
Như vậy, khi làm việc với cơ quan chức năng, người phạm tội phải thành khẩn khai báo và hợp tác để được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của Luật sư bào chữa cho bị cáo. Việc góp mặt của luật sư khi tham gia vụ án với tư cách người bào chữa không chỉ xác định chính xác tội danh mà còn khai thác tối đa các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo.
Vậy trong trường hợp này, anh trai bạn đã vi phạm tội cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động nặng. Tùy vào tỷ lệ thương tật là bao nhiêu thì anh trai bạn mới phải đi tù hay không.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tội cố ý gây thương tích theo luật mới nhất
- Xử lý khi người gây thương tích không có tài sản để bồi thường
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Tội phạm quy định tại Điều 136 BLHS 2015 được thực hiện trong trường hợp vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức các nhân hoặc lợi ích của chính mình mà thực hiện hành vi chống trả trên mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm.
Hành vi khách quan của tội phạm cố ý tác động trái pháp luật đến thân thể của người khác trong điều kiện:
Đang có hành vi tấn công nguy hiểm trái pháp luật diễn ra xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tổ chức các nhân hoặc lợi ích của chính mình.
Người phạm tội đã có hành vi phòng vệ trước sự tấn công của bị hại nhằm gạt bỏ sự tấn công.
Hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm gây hậu quả thương tật từ 31% trở lên cho nạn nhân.