Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người. Hậu quả làm thiệt hại đến sức khỏe con người, thiệt hại về vật chất, có những vụ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng. Cùng Luật sư X tìm hiểu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác qua bài viết dưới đây.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật.
Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện, nhưng trong tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành chung nhất mà bất kỳ một tội phạm nào cũng phải có, đó là:
- Khách thể của tội phạm: Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị xâm hại
- Khách quan của tội phạm.(là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện phạm tội, hoàn cảnh phạm tội… Thông qua biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm).
- Chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của người phạm tội được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm.
- Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội: là người có lỗi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm.
Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.
+ Chủ thể của tội phạm: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015 thì người phạm tội thuộc khoản 2, 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS. Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội này.
+ Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.
Hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích
Điều 134 BLHS năm 2015 quy định các khung hình phạt sau đây:
– Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội từ điểm a đến điểm k như phân tích trên.
– Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 06 năm thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều này;
– Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản 3 Điều này;
– Khung 4: Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 4 Điều này;
– Khung 5: Quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Trong các tình tiết tăng nặng cần lưu ý:
Để xác định mức độ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và có phải thuộc vùng mặt hay không căn cứ vào kết quả giám định pháp y thương tích. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, pháp y tâm thần.
Phạm tội dẫn đến chết người là trường hợp ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân chết, việc nạn nhân chết là ngoài ý muốn của người phạm tội. Phải xác định vì bị thương nặng nên nạn nhân chết chứ không phải nguyên nhân nào khác, ở đây cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả chết người với những thương tích của nạn nhân do người phạm tội gây ra.
– Khung 6. Quy định phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.
– Chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội còn có thể bị xem xét về tội liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ (theo Điều 304, 305, 306).
– Thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Mời bạn xem thêm:
- Sa thải NLĐ cố ý gây thương tích tại nơi làm việc như thế nào?
- Tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty nhanh, quy định tạm ngừng kinh doanh, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp 1: Hành vi của B và C có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.
– Do hành vi phạm tội của B và C đã gây thương tích cho A với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 40%, là tình tiết định khung tăng nặng, nên trường hợp này áp dụng điểm a khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), khung hình phạt từ 02 năm đến 06 năm tù.
– Hành vi phạm tội của B và C còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 nêu trên. Khung hình phạt cho các trường hợp này là từ 05 năm đến 10 năm tù.
Trường hợp 2: Hành vi của B và C có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự), nếu hành vi đánh A của B và C xảy ra trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân (A) đối với người đó (B và C) hoặc đối với người thân thích của người đó. Hình phạt áp dụng là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trường hợp 3: Hành vi của B và C còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” (khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự) nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội này. Hình phạt áp dụng là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
– Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.