Chống phá cơ sở giam giữ là việc một tội phạm hoặc một người nào đó muốn cứu tội phạm khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Tội chống phá cơ sở giam giữ nói riêng, các tội phạm khác nói chung trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia có tỷ lệ phạm tội rất cao. Chính vì tính chất đặc biệt nguy hiểm mà bộ luật hình sự quy định hình phạt áp dụng đối với nhóm tội danh này rất nghiêm khắc. Vậy cấu thành tội phạm và khung hình phạt của tội này là gì? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Chống phá cơ sở giam giữ là gì?
Chống phá cơ sở giam giữ được hiểu là hành vi phá cơ ở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoạc trốn khỏi cơ sở giam giữ với mục đích chống phá chính quyền nhân dân.
Các yếu tố cấu thành tội chống phá cơ sở giam giữ
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:
– Có hành vi phá cơ sở giam giữ. Được hiểu là hành vi của người ở trong trại giam; trại tạm giam; phòng giam giữ (gọi chung là trai giam) hay ở ngoài trại giam phá hư hỏng trại giam bằng nhiều phương thức như đốt gây nổ; đập phá;… Việc phá hoại trại giam có thể được tiến hành công khai hoặc lén lút (thông thường phá trại giam nhằm cứu người bị giam hoặc để trốn trại).
– Có hành vi tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ. Được hiểu là hành vi từ hai người trở lên ở trong hay ngoài trại giam có sự bàn bạc; cấu kết chặt chẽ với nhau; có sự phân công; chỉ huy; thực hành; lập kế hoạch… để tổ chức cho người bị tạm giữ trốn khỏi trại giam bằng nhiều thủ đoạn; phương pháp khác nhau; thực hiện bí mật hoặc công khai; nhưng không tiến hành phá trại giam hay tất công lực lượng bảo vệ; giám thị; người dẫn giải đế đánh tháo người bị giam giữ hoặc người bị áp giải.
– Có hành vi đánh tháo người bị giam giữ; người bị áp giải. Được hiểu là hành vi của người ở trong hay ngoài trại giam dùng vũ lực tấn công lực lượng canh gác, quản lý, dẫn giải; hoặc dùng thủ đoạn lừa dối họ; nhằm giải thoát cho người bị giam giữ hoặc người bị áp giải.
– Có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ. Được hiểu là hành vi của người bị giam, giữ hoặc người bị dẫn giải thoát khỏi sự quản lý của người quản lý, lực lượng canh gác, lực lượng dẫn giải.
Hành vi nêu trên thông thường được thực hiện một cách lén lút như lợi dụng sự sơ hở; lơ là của người canh gác; người bị giam; giữ bỏ trốn. Tuy nhiên một số trường hợp cũng được thực hiện một cách công khai (như đang bị dẫn giải lợi dụng sơ hở của người quản lý đã vùng bỏ chạy).
Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời xâm hại đến hoạt động quản lý người bị giam, giữ, người bị dẫn giải của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án hình sự.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chống phá chính quyền nhân dân (như giải thoát phạm nhân để tiếp tục hoạt động chống pháp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là dấu hiệu cơ bản của tội phạm này.
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Về hình phạt
Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm 03 khung; cụ thể như sau
a) Khung một (khoản 1).
Có mức phạt tù từ 10 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
a) Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ 03 đến 10 năm.
a) Khung ba (khoản 3).
Có mức phạt tù từ 01 đến 05 năm (áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội).
Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên; tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cứ trú 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Câu hỏi thường gặp
Chống phá cơ sở giam giữ được hiểu là hành vi phá cơ ở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoạc trốn khỏi cơ sở giam giữ với mục đích chống phá chính quyền nhân dân.
Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm 03 khung; cụ thể như sau
a) Khung một (khoản 1).
Có mức phạt tù từ 10 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
a) Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ 03 đến 10 năm.
a) Khung ba (khoản 3).
Có mức phạt tù từ 01 đến 05 năm (áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội).
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên; tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cứ trú 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X!
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833 102 102
Xem thêm: Kiểm sát viên phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm được quy định như thế nào?