Công vụ có thể được hiểu là những hoạt động hay việc làm liên quan đến sự quản lý của nhà nước. Trong cuộc sống, có thể mỗi người trong chúng ta đã từng được nghe qua cụm từ “thi hành công vụ”. Thuật ngữ này cũng chỉ xác định được đây là công việc của những chủ thể được nhà nước trao cho các quyền thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm được hết các nội dung, quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thi hành công vụ. Đặc biệt là liên quan đến tội chống người thi hành công vụ. Vậy thế nào là chống người thi hành công vụ? Cấu thành tội phạm chống người thi hành công vụ như thế nào? Tội chống người thi hành công vụ phạt bao nhiêu? Xử lý hình sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự mang lại cho quý bạn đọc những kiến thức pháp lý hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là chống người thi hành công vụ?
Chống người thi hành công vụ là (Hành vi) cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc là hành vi cưỡng ép người đó thực hiện hành vi trái pháp luật.
Theo Điều 3 Giải thích từ ngữ trên tinh thần nội dung của Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có định nghĩa:
“Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”
Có thể hiểu rõ hơn là một hành vi bị xem là chống người thi hành công vụ, trước hết hành vi đó phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh, trói, … hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..) cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật như cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác,…
Tuy nhiên, không phải hành vi nào mà phản ứng lại người thi hành công vụ cũng đều bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ.
Cấu thành tội phạm chống người thi hành công vụ
Đối tượng của tội này là người đang thi hành công vụ được giao một cách hợp pháp. Hành vi phạm tội của tội này có thể là: 1) Dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình. Ở dạng hành vi này không đòi hỏi việc dùng vũ lực đã gây ra hậu quả cũng như không đòi hỏi hành vi đó có cản trở được người thi hành công vụ hay không. Trong trường hợp đã gây chết người hoặc gây thương tích đáng kể thì hành vi cấu thành tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích có tình tiết tăng nặng định khung “chống người thi hành công vụ” (nếu lỗi của người phạm tội đối với hậu quả đó là lỗi cố ý); 2) Đe dọa dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ, buộc họ từ bỏ việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Ở dạng hành vi này không đòi hỏi người phạm tội có đạt được mục đích hay không cũng như có thực hiện lời đe dọa hay không; 3) Uy hiếp tinh thần bằng những thủ đoạn khác nhau để buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật theo ý muốn của người phạm tội. Ví dụ: dọa đốt nhà của người thi hành công vụ để buộc họ phải hủy bỏ biên bản phạm pháp đã lập hoặc phải trả lại tang vật… Hình phạt được quy định cho tội chống người thi hành công vụ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 có mức tối đa là 7 năm tù.
Các dấu hiệu cơ bản cấu thành tội phạm này là:
Khách thể:
là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.
+ Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng… ).
+ Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
Khách quan:
có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Vũ lực dùng trong trường hợp này không thuộc trường hợp nói tại Điều 93, 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:
+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém…)
+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.
+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.
+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…
– Tất cả các hành vi nói trên người phạm tội thực hiện đối với người thi hành công vụ là để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không không có ý nghĩa định tội.
Hành vi chống người thi hành công vụ nếu gây thương tích hoặc làm chết cán bộ thi hành công vụ thì người phạm tội còn có thể bị truy cứu TNHS về các tội phạm tại Chương XII Bộ luật hình sự (tội cố ý gây thương tích, tội giết người…).
Mặt chủ quan của tội phạm:
Đây là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật.
Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người.
Chủ thể của tội phạm:
Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Tội chống người thi hành công vụ phạt bao nhiêu?
Nếu chống người thi hành công vụ chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
+ Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
+ Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
+ Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
+ Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
Ngoài ra, người vi phạm buộc xin lỗi công khai đối với người thi hành công vụ đó.
Xử lý hình sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ
Trong trường hợp, hành vi chống người thi hành công vụ đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ.
Cụ thể tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về Tội chống người thi hành công vụ như sau:
– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
+ Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tội phá hoại cây trồng
- Người che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự nào?
- Những tội được bãi nại
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật hình sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tội chống người thi hành công vụ phạt bao nhiêu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề bảo hộ logo độc quyền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ quy định về người thi hành công vụ như sau:
“1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội”.
Như vậy, có thể thấy rằng, trên cơ sở quy định tại nghị định này thì người thi hành công vụ bao gồm:
– Cán bộ;
– Công chức;
– Viên chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức;
– Cá nhân có thẩm quyền giao nhiệm vụ, quyền hạn.
Ngoài ra, quy định tại Khoản 2 Điều 3 tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định về người thi hành công vụ như sau:
“2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án”.
Còn theo như quy định tại luật này người thi hành công vụ được xác định là:
– Người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng;
– Người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan.
Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thôn bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, tại Điều 21 Nghị định 144/2021 quy định:
– Từ 01 – 04 triệu đồng: Môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
– Từ 04 – 06 triệu đồng: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
– Từ 06 – 08 triệu đồng: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
Ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan… được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội không được xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ.
Đồng thời, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hành vi tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ hoặc lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác… của người thi hành công vụ.
Cũng theo Nghị định này, sau khi xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục. Văn bản thông báo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người có hành vi chống người thi hành công vụ và hành vi vi phạm, hình thức, biện pháp xử lý vi phạm đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2014.