Hiện nay, có rất nhiều trường hợp xảy ra một số bộ phận người dân do nhận thức và thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc cũng có thể do bị các đối tượng xấu, lợi dụng và đã có những hành vi vi phạm thì có hành vi không hợp tác, chống trả lực lượng chức năng đang thi hành công vụ để có thể khống chế được những hành vì chống đối người đang thi hành nhiệm vụ được giao phó. Vậy khi người có hành vi chống đối thì tội này được pháp luật quy định như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tội chống người thi hành công vụ Điều 330” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm hành vi chống người thi hành công vụ
Theo Khoản 2 Điều 3 Giải thích từ ngữ trên tinh thần nội dung của Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có định nghĩa:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.”
Có thể hiểu rõ hơn là một hành vi bị xem là chống người thi hành công vụ, trước hết hành vi đó phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh, trói, … hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..) cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật như cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác,…
Tuy nhiên, không phải hành vi nào mà phản ứng lại người thi hành công vụ cũng đều bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ.
Dấu hiệu pháp lý tại Điều 330 Bộ luật hình sự
Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người thi hành công vụ, thông qua việc xâm phạm đến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ công. Người thi hành công vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao một nhiệm vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.
Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc nhiệm vụ mà bị xâm phạm thì không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ, mà tuỳ trường hợp cụ thể để xác định một tội phạm khác có tình tiết vì lý do công vụ của nạn nhân.Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội chống người thi hành công vụ có thể thực hiện một trong các hành vi khách quan như: Dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; đe doạ dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn cản trở người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên là tội phạm đã hoàn thành. Nhiệm vụ có thể vẫn được thực hiện, mặc dù người phạm tội đã thực hiện hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; đe doạ dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn cản trở người thi hành công vụ hoặc dùng thủ đoạn ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của các tội chống người thi hành công vụ có thể là bất kì ai. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội chống người thi hành công vụ là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội chống người thi hành công vụ thực hiện hành vi do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi chống người thi hành công vụ, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.Tội chống người thi hành công vụ Điều 330
Tội chống người thi hành công vụ Điều 330
Tội chống người thi hành công vụ Điều 330 theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
“Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Tội chống người thi hành công vụ xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong các lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là người thi hành công vụ.
Người phạm tội chống người thi hành công vụ có thể thực hiện một trong các hành vi khách quan sau:
– Hành vi dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của người đang thi hành công vụ như đấm, đá, đâm, chém…làm cho người thi hành công vụ không thực hiện được nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi mà pháp luật cấm hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc họ phải làm.
– Hành vi đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: là hành vi dùng lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ nếu họ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của người phạm tội. Việc dùng vũ lực có thể được thực hiện ngay tức khắc hoặc không xảy ra ngay tức khắc.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực phải đến mức làm cho người thi hành công vụ tin rằng nếu họ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của người phạm tội, thì hành vi dùng vũ lực sẽ xảy ra.
– Dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: là hành vi không phải dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, mà bằng thủ đoạn khác như đe dọa sẽ công khai các thông tin liên quan đến bí mật gia đình, bí mật cá nhân, đe dọa gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc người thân thích của họ nếu họ không ngừng thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tội chống người thi hành công vụ phạt bao nhiêu?
- Tội chống người thi hành công vụ gây thương tích xử lý thế nào?
- Mức xử phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố chống người thi hành công vụ Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tội chống người thi hành công vụ Điều 330” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về lệ phí làm sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo các quy định trên thì hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.”
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 2 khung, cụ thể như sau:
+ Khung một (khoản 1) đối với tội chống người thi hành công vụ
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
+ Khung hai (khoản 2) đối với tội chống người thi hành công vụ
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức: Được hiểu là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm), cùng thực hiện tội phạm này.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Được hiểu là có từ hai lần phạm tội chống người thi hành công vụ trở lên, mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội này. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội: Được hiểu là hành vi của ngưòi phạm tội đã tác động vào ý chí, tư tưởng của người khác nhằm rủ rê, kêu gọi người khác cùng phạm tội (tuy không thuộc trường hợp có tổ chức).
– Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.