Do hành vi săn bắt, nuôi nhốt của con người mà một số loài động vật lâm vào tình trạng khan hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Dù đã có những chính sách bảo vệ và chế tài xử phạt được ban hành nhưng hành vi bắt nhốt trái phép động vật quý hiếm vẫn tồn tại. Vậy, tội bắt nhốt động vật quý hiếm bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý luật hình sự của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
Nghị định 06/2019/NĐ-CP;
Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Câu hỏi
Chào Luật sư X,
Tôi có một người quen có bắt được 1 con cu li lớn. Hiện con vật này đang được nuôi trong lồng thép ở nhà người quen tôi với ý định giết thịt để mời bạn bè đến ăn nhậu. Nhưng mới gần đây tôi phát hiện ra nó là loài quý hiếm đang được bảo tồn. Không biết nếu hành vi nói trên bị phát hiện thì người quen của tôi có bị xử phạt không?
Mong luật sư giải đáp!
Tư vấn từ Luật sư X
Cu li lớn có phải là động vật quý hiếm không?
Theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì cu li lớn thuộc nhóm IB; hay còn gọi là nhóm các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Tội bắt nhốt động vật quý hiếm bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, điều 244 có quy định như sau:
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Như vậy: Việc người quen của bạn bắt được một con cu li lớn và có định giết làm thịt là hành vi vi phạm pháp luật, vì cu li lớn là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB. Hành vi giết thịt con vật này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 244, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nêu trên.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với bạn!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm b khoản 1 điều 244 bộ luật hình sự hiện hành thì hành vi mua bán 04 kg ngà voi có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã được xác định là loài có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi đủ điều kiện sau:
– Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá;
– Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú;
– Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một trong các điều kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;
– Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;
– Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ.
Giống cây trồng được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có 1 trong các điều kiện sau:
– Hệ số đa dạng nguồn gen của giống thấp hơn 0,25;
– Tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ;
– Diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối với nhóm cây lương thực, thực phẩm; dưới 0,3 héc ta đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm; dưới 0,1 héc ta đối với nhóm cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá thể đối với nhóm cây công nghiệp lâu năm; dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả, cây cảnh.
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.