Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
Vậy tốc độ cho phép trên quốc lộ là bao nhiêu? Để làm rõ vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT
Quy định tốc độ cho phép trên quốc lộ
Tại Điều 4 Thông tư số: 31/2019/TT-BGTVT của Bộ GTVT ban hành Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (Thông tư 31/2019/TT-BGTVT) có quy định: “Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ…”.
Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Quy định tốc độ cho phép trên quốc lộ dành cho xe máy, xe mô tô
Đối với xe máy
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc): Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Như vậy, theo quy định trên thì tốc độ cho phép trên quốc lộ dành cho xe máy không phải là đường cao tốc sẽ không quá 40 km/h.
Đối với các loại xe máy chuyên dùng chạy trên cao tốc thì tốc độ tối đa không quá 120km/h.
Lưu ý, xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Đối với xe mô tô
Đối với những đoạn đường có đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên thì xe mô tô được phép di chuyển với mức vận tốc tối đa không quá 70 km/h.
Đối với những đoạn đường có đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới thì xe mô tô được phép di chuyển với mức vận tốc tối đa không quá 60 km/h.
Quy định tốc độ cho phép trên quốc lộ dành cho xe ô tô
Điều 6, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể về tốc độ tối đa của xe cơ giới như sau:
Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới | |
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. | 60 | 50 |
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới | |
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. | 90 | 80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). | 80 | 70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông). | 70 | 60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. | 60 | 50 |
Đặc biệt, khi xe ô tô di chuyển trên đường cao tốc thì tốc độ tối đa của ô tô sẽ không quá 120km/h.
Như vậy:
Trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
Khi lưu thông trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên thì ô tô được phép di chuyển tối đa là 60 km/h.
Khi lưu thông trên đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới thì ô tô được phép di chuyển tối đa là 50 km/h.
Ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
Khi lưu thông trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên thì ô tô được phép di chuyển tối đa là 90 km/h.
Khi lưu thông trên đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới thì ô tô được phép di chuyển tối đa là 80 km/h.
Đường cao tốc: Xe ô tô được phép di chuyển trên đường cao tốc thì tốc độ tối đa của ô tô sẽ là không quá 120km/h.
Mời bạn xem thêm các bài viết:
- Những lỗi vi phạm giao thông mà không bị phạt tiền?
- Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người
- Phân tích Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ
- Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn 1 năm bị xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tốc độ cho phép trên quốc lộ?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đơn xin giải thể công ty, thành lập công ty, tạm ngừng kinh doanh,.. của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Đối với xe máy:
– Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc): Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
– Đối với các loại xe máy chuyên dùng chạy trên cao tốc thì tốc độ tối đa không quá 120km/h. Lưu ý, xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Đối với xe mô tô:
– Đối với những đoạn đường có đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên thì xe mô tô được phép di chuyển với mức vận tốc tối đa không quá 70 km/h.
– Đối với những đoạn đường có đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới thì xe mô tô được phép di chuyển với mức vận tốc tối đa không quá 60 km/h.
Trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
– Khi lưu thông trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên thì ô tô được phép di chuyển tối đa là 60 km/h.
– Khi lưu thông trên đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới thì ô tô được phép di chuyển tối đa là 50 km/h.
Ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
– Khi lưu thông trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên thì ô tô được phép di chuyển tối đa là 90 km/h.
– Khi lưu thông trên đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới thì ô tô được phép di chuyển tối đa là 80 km/h.
Đường cao tốc: Xe ô tô được phép di chuyển trên đường cao tốc thì tốc độ tối đa của ô tô sẽ là không quá 120km/h.