Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi là một loại thủ tục đặc biệt; được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trỏng tiến trình cải cách tư pháp; việc hoàn thiện các quy định về tố tụng đối với người dưới 18 tuổi vô cùng cần thiết; nhằm bảo đảm tốt hất quyền con người.
Cùng Luật sư X đi tìm hiểu thêm về vấn đề này!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi
Theo quy định tại Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
- Nguyên tắc bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý; lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
- Nguyên tắc bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Đoàn thanh niên, chuyên gia về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp viên pháp lý của người dưới 18 tuổi.
- Nguyên tắc bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật tố tụng hình sự với người dưới 18 tuổi phạm tội. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa luật nội dung và luật hình thức.
- Nguyên tắc bảo đảm giải quyết một cách nhanh chóng; kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Đặc điểm thủ tục tố tụng với người dưới 18 tuổi
Thủ tục này có những quy định riêng so với đối tượng trên 18 tuổi, thể hiện rõ tính chất thân thiện, thể hiện sự ưu tiên hơn, nhân đạo hơn đối với người dưới 18 tuổi .
Quy định những vấn đề cần phải chứng minh trong tuy cứu trách nhiệm hình sự; làm rõ các tình tiết định tội trong truy cứu hình sự với người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự.
Đây là thủ tục dành riêng cho người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi.
Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng với người phạm tội dưới 18 tuổi
Theo quy định tại Điều 416 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, những vấn đề đó gồm:
- Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi.
- Ðiều kiện sinh sống và giáo dục.
- Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục.
- Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.
Biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế.
Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không chỉ căn cứ vào các dấu hiệu trốn tránh; gây khó khăn cho hoạt động giải quyết vụ án mà còn phải lưu ý tới các vấn đề độ tuổi, loại tội phạm, mức độ tội phạm; nhân thân cụ thể của người phạm tội dưới 18 tuổi.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người, tạm giữ, tạm giam được chia thành hai trường hợp theo nhóm tuổi với người bị buộc tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111, 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bị bắt; tạm giữ; tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111, 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Trên đây là phần phân tích của Luật sư X; nếu có nhu cầu tư vấn xin hãy liên hệ qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi phải ngắn hơn thời hạn áp dụng biện pháp này đối với người thành niên.
Vì nó thể hiện rõ tính chất thân thiện, thể hiện sự ưu tiên hơn, nhân đạo hơn đối với người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng hình sự.