Khi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ. Trong đó không thể thiếu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Cách viết tờ khai này như thế nào cho chính xác nhất. Luật sư X xin giới thiệu Tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất; và hướng dẫn cách viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi. Mời bạn đọc tham khảo và tải xuống mẫu tờ khai mới nhất.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ
Nội dung tư vấn
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ để bảo hộ nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục vô cùng quan trọng; là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể sử dụng độc quyền nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Để đảm bảo đăng ký nhãn hiệu được nhanh chóng; chủ sở hữu còn phải tra cứu nhãn hiệu để đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng lặp…
Vì vậy, khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu cần sử dụng Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu; khai đầy đủ các thông tin và nộp tới cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Hướng dẫn làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Phần: Nhãn hiệu
Ở phần này được chia làm 3 phần nhỏ, cách điền cho từng phần chi tiết như sau:
Mẫu nhãn hiệu
Phần này của đơn đăng ký nhãn hiệu là để dán mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ vào. Một số lưu ý về nhãn hiệu:
+ Kích thước nhãn không vượt quá khổ 80mm × 80mm
+ Phải được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ hoặc phải được trình bày dưới dạng đen trắng
Loại nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ
Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với loại hình nhãn hiệu cần bảo hộ. Sẽ có 3 loại hình chính trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu quy định gồm:
+ Nhãn hiệu tập thể: là nhãn của tổ chức tập thể các doanh nghiệp dành cho các thành viên sử dụng theo quy chế do tập thể đó quy định.
+ Nhãn hiệu liên kết: là nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn khác mà chính mình đã bảo hộ cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự có liên quan đến nhau.
+ Nhãn hiệu chứng nhận
Mô tả nhãn hiệu
Một số lưu ý khi viết mô tả:
+ Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu;
+ Nếu từ ngữ không là tiếng Việt cần phải phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa;
+ Mô tả hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt;
+ Nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
Phần: Chủ đơn
Điền thông tin chủ đơn là tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ theo yêu cầu.
Các thông tin cần điền gồm:
+ Tên đầy đủ: Tên của tổ chức hay cá nhân nộp đơn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Địa chỉ: Địa chỉ của tổ chức hay cá nhân nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Điện thoại, fax, Email: Điền đầy đủ.
Nếu có chủ đơn khác thì đánh dấu “x” vào ô vuông “Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung”. Sau đó sẽ khai bổ sung thêm chủ sở hữu tại trang bổ sung của tờ khai.
Phần: Đại diện của chủ đơn
Đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với các loại đối tượng đại diện của chủ đơn. Cụ thể:
- Là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn: Người đứng đầu của tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên.
- Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn.
- Là người khác được ủy quyền của chủ đơn: Cá nhân được ủy quyền, người thuộc tổ chức được người đứng đầu tổ chức ủy quyền, người đứng dầu chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài.
Đồng thời ghi tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức được ủy quyền làm đơn.
Nếu chủ đơn chính tự điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu và tự nộp đơn thì bỏ trống phần này không cần điền.
Phần: Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì đánh dấu “x” vào ô vuông tương ứng với loại yêu cầu hưởng. Cụ thể:
+ Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam;
+ Theo đơn (các đơn) nộp theo công ước Paris;
+ Theo thỏa thuận khác;
– Đồng thời điền thông tin theo yêu cầu ở cột bên: Số đơn, Ngày nộp đơn và Nước nộp đơn.
Nếu không có nhu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn thì bạn để trống phần này.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn khởi kiện ly hôn mới nhất 2022
- Mẫu hợp đồng thuê khoán chuyên gia
- Tra cứu đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Tờ khai đăng ký nhãn hiệu”. Nếu quý khách có nhu cầu khác như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm các loại giấy tờ sau:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
Tài liêu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định.
Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu.
Bản sao công chứng GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đầu tư, CCCD/CMND của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Giấy ủy quyền.
Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.
Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình nhé