Hiện nay nhu cầu đi lại, sinh sống và làm việc của Người Việt Nam với các nước ngoài là rất lớn khi mà chính sách mở cửa, giao lưu phát triển với các nước trên thế giới của nước ta ngày càng được rộng mở. Điều này đã đặt ra vấn đề về quản lý nhà nước đối với những vấn đề liên quan là điều tất yếu, vì vậy nên nhiều quy định liên quan đến việc giao dịch hay các thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài đã được đưa ra, trong đó có các quy định về việc chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết “Tờ khai chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự” dưới đây của Luật sư X nhé.
Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Một thủ tục pháp lý rất quan trọng là hợp pháp hóa lãnh sự. Một thủ tục rất cần thiết trong thời đại hiện nay khi mà việc đi lại, sinh sống giữa các nước với nhau ngày càng trở nên dễ dàng. Đồng nghĩa với việc mọi sinh hoạt, hoạt động cá nhân sẽ được diễn ra tại các nước khác trở lên nhiều hơn. Bởi thế muốn được thoải mái làm việc thì điều đầu tiên là chúng ta phải được được cấp phép giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, “Hợp pháp hóa lãnh sự” được giải thích là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định về việc chứng nhận giấy tờ, tài liệu được xuất trình tại Bộ Ngoại giao như sau:
– Trường hợp giấy tờ, tài liệu không nằm trong diện được chứng nhận lãnh sự theo thủ tục quy định tại Điều 11 của Nghị định này nhưng để tạo điều kiện cho việc sử dụng giấy tờ, tài liệu đó ở nước ngoài và theo yêu cầu của người yêu cầu chứng nhận lãnh sự, Bộ Ngoại giao sẽ chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó được xuất trình tại Bộ Ngoại giao.
– Việc chứng nhận theo quy định áp dụng đối với các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Các giấy tờ, tài liệu có mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh không còn lưu tại cơ quan, tổ chức lập, công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu có hoặc không thể xác định được;
+ Các giấy tờ, tài liệu do chính quyền cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Khi cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu được yêu cầu chứng nhận lãnh sự, Bộ Ngoại giao sẽ gửi đề nghị cho cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực hoặc chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan hoặc tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao để xác minh tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đó. Bộ Ngoại giao sẽ giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự ngay sau khi nhận được phản hồi.
Các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự
Theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
– Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Thủ tục hợp pháp chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự
Người thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự có thể lựa chọn thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người cần thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự nộp hồ sơ tại Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
– Theo Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-BNG, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao gồm:
+ 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
+ Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
+ 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
+ Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;
+ 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
+ 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP để lưu tại Bộ Ngoại giao.
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được gửi qua đường bưu điện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì phải kèm theo phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận.
– Theo Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-BNG, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện gồm:
+ 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
+ Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
+ 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
+ Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;
+ 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
+ 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP để lưu tại Cơ quan đại diện.
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được gửi qua đường bưu điện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì phải kèm theo phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu để lưu tại Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
– Đối chiếu con dấu, chữ ký và chức danh trong chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trên giấy tờ, tài liệu với mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh đã được nước đó chính thức thông báo cho Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
– Trường hợp mẫu chữ ký, mẫu con dấu và chức danh của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề nghị cơ quan này xác minh.
Bước 3: Trả kết quả
Sau khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự cho hồ sơ này.
*Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Tờ khai chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự
Mời bạn xem và tải về Tờ khai chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tại đây:
Hướng dẫn viết Tờ khai chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự
Mặc dù tờ khai này có hai loại là thuộc điện tử và thuộc viết tay nhưng nó đều có những đặc điểm, thông tin cơ bản sau :
Với tờ khai viết tay thì
Trong khi viết tờ khai này thì ngoài việt liệt kê đầu mục các giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp lãnh sự thì cũng kèm theo một số giấy tờ có giá trị tương đương như
- Bằng tốt nghiệp
- Chứng nhận xuất xứ
- Giấy khám sức khỏe
- Giấy khai sinh
- Tên giấy tờ nước ngoài.
- Số bản: ghi số bản hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự bạn cần
- Quốc gia sử dụng
- Họ tên người nộp hồ sơ
- Số CMND/CCCD/Hộ chiếu, và ngày cấp
- Địa chỉ liên lạc
- Số điện thoại và email nếu có.
- Cam đoan
Đối với tờ khai điện tử thì sẽ có đặc điểm như tờ khai viết tay, tuy nhiên có thêm một số đặc điểm khác như sau:
- Các loại giấy tờ chính
- Bản chính
- Bản dịch
- Bản sao
- Bản trích lục
- Cơ quan cấp/sao chứng thực
- Người ký, chức danh và ngày ký giấy tờ đó
- Mục đích sử dụng giấy tờ hợp pháp lãnh sự như định cư, đầu tư, lao động, tạm trú, sinh sống ,….
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tờ khai chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
Theo Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
– Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
– Giấy tờ, tài liệu có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
– Giấy tờ tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.
– Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.
– Là giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
– Giấy tờ, tài liệu có thể đề nghị được chứng nhận lãnh sự là giấy tờ, tài liệu được lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận bởi:
+ Các cơ quan thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án, Viện Kiểm sát; các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương.
+ Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
+ Các tổ chức hành nghề công chứng của Việt Nam;
– Giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác cấp, chứng nhận theo quy định của pháp luật bao gồm:
+ Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo;
+ Chứng nhận y tế;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy tờ, tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.
c. Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền nêu tại điểm 10.3.b phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao.