Tố giác hoặc báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì hiểu lầm và suy đoán đã dẫn đến việc tố giác sai tội phạm, vu oan cho người khác Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
Xin chào luật sư. Do nghi ngờ hàng xóm đã trộm cắp tài sản của nhà mình.Tôi có tố giác lên công an hành vi của ông hàng xóm. Công an đã đến nhà ông ấy kiểm tra, nhưng không tìm được tang vật, không có bằng chứng. Vậy liệu trong trường hợp này tôi có bị xử lý hình sự vì cung cấp sai thông tin không? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tố giác tội phạm sai có phải bồi thường thiệt hại?
Trường hợp chứng minh được hành vi cố tình tố giác không đúng sự thật của người này gây thiệt hại trực tiếp tới danh dự nhân phẩm thì có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại gồm thiệt hại về thu nhập, thiệt hại tổn thất tinh thần theo quy định. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường.
Người tố giác cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, đặc biệt là nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố giác; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố giác; hợp tác với người giải quyết tố giác khi có yêu cầu; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố giác sai sự thật của mình gây ra.
Nghiêm cấm nhiều hành vi đối với người tố giác, như: Cố ý tố giác sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố giác; mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố giác; lợi dụng quyền tố giác để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; đưa tin sai sự thật về việc tố giác và giải quyết tố giác.
Xử phạt vi phạm hành chính tố giác tội phạm sai
Căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Đối với việc có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, .. Áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự tố giác tội phạm sai
Mặt khác nếu hành vi tố giác tội phạm của bạn nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 thì bạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định của pháp luật. Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội vu khống cụ thể như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Bồi thường trách nhiệm dân sự tố giác tội phạm sai
Căn cứ theo Điều 592, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Bao gồm:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Không tố giác tội phạm bị xử lý thế nào?
Bên cạnh mức xử phạt tố giác tội phạm sai nêu trên. Khi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị; đang được thực hiện; hoặc đã thực hiện mà không tố giác. Sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Tố giác tội phạm sai có bị xử phạt không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau; hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú; hoặc bị bắt…
Như vậy, theo quy định trên. Bạn có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nơi bạn phát hiện tội phạm xảy ra.
Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời; hoặc bằng văn bản. Để đáp ứng nhu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại; hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận…
Thời gian để cơ quan công an giải quyết tin báo tội phạm của bạn là 20 ngày. Kể từ khi nhận được tin báo. Có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Kể từ ngày nhận được tin báo. Trường hợp phải gia hạn thì thời hạn gia hạn không quá 02 tháng. Kể từ khi hết thời hạn tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.