Những năm gần đây hoạt động mua bán người ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp đặc biệt là những khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển có nhiều khó khăn về đường xá và phương tiện đi lại với xu hướng gia tăng về số lượng và được thực hiện với những thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt. Hành vi buôn bán người trái phép đã làm xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người của nạn nhân. Căn cứ vào những hậu quả của hành vi này để lại thì sẽ được xem xét xử lý theo đúng với trình tự quy định của Bộ luật Hình sự về tội mua bán người với nhiều khung hình phạt khác nhau đã được Nhà nước ban hành quản lý. Tình trạng mua bán người để bán ra nước ngoài nhằm để bóc lột sức lao động, đòi tiền chuộc hoặc với nhiều mục đích phi pháp khác. Đối tượng được nhắm tới đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tố giác hành vi mua bán người tại cơ quan nào?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về những quy định pháp luật xoay quanh vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định về tội mua bán người như thế nào?
Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội mua bán người như sau:
“Điều 150. Tội mua bán người
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
…
d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;”
- Khách thể của tội mua bán người: Người phạm tội đã coi con người như một hàng hóa để mua, bán, trao đổi nhằm mục đích kiếm lợi. Hành vi phạm tội xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, quyền tự do, quyền làm người của nạn nhân.
- Khách quan của tội phạm: thể hiện ở hành vi mua, bán, trao đổi con người để lấy tiền, hàng hóa hoặc các lợi ích khác. Đối tượng của việc mua bán là con người đủ 16 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính (nam, nữ). Các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, giao nhận người trong các vụ án mua bán người có thể do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người thực hiện. Những người thực hiện ở các vai trò chủ mưu, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức cho người thực hiện hành vi mua bán người đều là đồng phạm của tội mua bán người.
Tố giác hành vi mua bán người tại cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Tố giác, tin báo, tố cáo hành vi vi phạm
- Cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
- Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo, tố cáo về hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này (có bao gồm hành vi mua bán người) với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Như vậy, người nào phát hiện hành vi mua bán người thì tố giác với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng được.
Nhà nước thực hiện chính sách gì để ngăn chặn, đấu tranh chống mua bán người?
Mua bán người là hành vi vô nhân đạo, coi con người như một món hàng hoá để trao đổi, khai thác, sinh lợi, một tội ác cần lên án, đấu tranh. Để ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống mua bán người, Nhà nước thực hiện các chính sách sau:
– Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế – xã hội.
– Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
– Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.
– Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.
Đồng thời, để công tác phòng, chống mua bán người đạt hiệu quả, Nhà nước thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Mời bạn xem thêm
- Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu theo quy định pháp luật 2023?
- Rút đơn tố cáo thì có bị đình chỉ giải quyết tố cáo
- Thủ tục xin giấy phép bay flycam tại Hà Nội
- Con riêng có được hưởng thừa kế không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tố giác hành vi mua bán người tại cơ quan nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định như sau
Việc xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu, chứng cứ sau:
a) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
b) Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
c) Thông tin, tài liệu do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
d) Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
đ) Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;
e) Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này cung cấp;
g) Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
h) Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định :
Một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một trong những hành vi sau đây:
a) Mua bán người: Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:
Ép buộc bán dâm;
Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;
Làm nô lệ tình dục;
Cưỡng bức lao động;
Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
Ép buộc đi ăn xin;
Ép buộc làm vợ hoặc chồng;
Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;
Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
Vì mục đích vô nhân đạo khác.
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi quy định tại các Điểm a, b Khoản này hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người, khi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì các cơ quan truyền thông phải tuân theo quy định tại Điều 16 Luật phòng, chống mua bán người như sau:
– Đưa tin kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; phản ánh trung thực về tình hình mua bán người và công tác phòng, chống mua bán người; nêu gương các điển hình tiên tiến trong phòng, chống mua bán người, mô hình phòng, chống mua bán người có hiệu quả.
– Giữ bí mật thông tin về nạn nhân.
– Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với các chương trình thông tin, tuyên truyền khác.