Tổ chức xã hội nghề nghiệp được xem như là tập hợp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức cùng với việc thực hiện hoạt động xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức này được thành lập với mục đích hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những thành viên. Ở thời điệm hiện nay, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng ngày càng đa dạng và có những tác động tích cực đối với sự phát triển của xã hội. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì?
Tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp được coi là một loại pháp nhân phi thương mại tại Việt Nam. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính để có thể tìm kiếm được lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên
Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tập hợp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện hoạt động xã hội nghề nghiệp, các tổ chức này được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Đặc điểm của Tổ chức xã hội nghề nghiệp
Trong xã hội hiện nay có thể mọi người thường thấy có khá nhiều loại hình tổ chức xã hội, gần gũi nhất đối với hoạt động đời sống trong gia đình mỗi cá nhân đó là mô hình của tổ dân phố tự quản hay thôn xóm hay Hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh …. hay cũng có thể là chế độ mà chúng ta đang được lãnh đạo đó là dưới chế độ quản lý của Đảng cộng sản.
Tổ chức xã hội có các đặc điểm sau:
1) Tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích;
2) Tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lí nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước;
3) Tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của nhà nước;
4) Tổ chức xã hội hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Tổ chức xã hội có nhiều loại khác nhau như tổ chức chính trị – xã hội (Ví dụ: Mặt trận tổ quốc, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…), tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Vĩ dụ: Đoàn luật sư), tổ chức được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc dấu hiệu khác (Ví dụ: Hội nhà văn, Hội khuyến học, vv). Các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ sự khác biệt về vị trí, vai trò, phạm vi hoạt động của các tổ chức xã hội. Pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí của tổ chức xã hội, đồng thời đề ra những đảm bảo pháp lÍ nhằm ngăn ngừa những hành vi cản trở hoạt động của tổ chức xã hội. Những người có hành vi vi phạm pháp luật cản trở các tổ chức xã hội cũng như các thành viên của tổ chức xã hội tiến hành các hoạt động hợp pháp của mình thì tuỳ theo mức độ của vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Các loại tổ chức xã hội nghề nghiệp?
Trong điều kiện Việt Nam ta đang đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, chó những hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ đã ngày càng đa dạng và đang tạo ra các tác động, áp lực rất lớn lên môi trường. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia đều phải có những nội dung để có thể quản lý thích hợp và những giải pháp quan trọng trong chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về môi trường. Bên cạnh đó cũng phải nâng cao các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Hội Luật gia Việt Nam
Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Việt Nam, tổ chức thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước. Hội Luật gia Việt Nam được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1955. Hội Luật gia Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội Luật gia Việt Nam có đại diện trong Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
- Hội Nhà báo Việt Nam
Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Hội Nhạc sĩ Việt Nam là tổ chức xã hội, nghề nghiệp của những người hoạt động âm nhạc trong lĩnh vực sáng tác, lý luận, biểu diễn và đào tạo âm nhạc trong phạm vi toàn quốc Việt Nam và trong các quan hệ trao đổi về âm nhạc với các tổ chức âm nhạc quốc tế.
- Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam) là tổ chức xã hội nghề nghiệp đại diện cho trí thức khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Liên hiệp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là thành viên quốc gia của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ICSU). Liên hiệp có tên giao dịch bằng tiếng Anh là Vietnam Union of Science and Technology Associations, viết tắt là VUSTA.
Điều lệ hiện hành của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn tại Quyết định số 1795/QĐ-TTg ngày 21/10/2015.
Văn phòng Hiệp hội đặt tại địa chỉ số 53 phố Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (LHCHVHNTVN) là tổ chức xã hội nghề nghiệp, là mặt trận của các Hội Văn học nghệ thuật trong cả nước gồm Các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
Liên hiệp Hội dịch tên ra tiếng Anh là Vietnam Union of Literature and Arts Associations, viết tắt là VULA.
Điều lệ Liên hiệp các Hội VHNTVN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định Số 347/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2017.
- Hội Nông dân Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam (tên cũ: Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam trước 1991) là tổ chức xã hội nghề nghiệp của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hội Nông dân hiện nay là ông Lương Quốc Đoàn (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).
Tổ chức xã hội nghề nghiệp có tư cách pháp nhân không?
Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp cũng như những tổ chức xã hội khác đều được ra đời do yêu cầu khách quan của sự tồn tại cũng như để có thể phát triển của chính con người và xã hội. Ở nước ta hiện nay, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp không phải đều là những tổ chức tự phát, mà được hình thành dựa trên tôn chỉ và tổ chức đều có mục đích rõ ràng, hoạt động dựa theo nguyên tắc và điều lệ chặt chẽ trên cơ sở quy định của pháp luật.
Cụ thể theo quy định chi tiết tại Luật Doanh nghiệp 2020 quy định 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Công ty hợp doanh;
– Công ty cổ phần;
– Doanh nghiệp tư nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2020.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Doanh nghiệp tư nhân
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, trong các loại hình doanh nghiệp thì 04 loại hình (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần) đều thuộc loại hình có tư cách pháp nhân. Còn đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì là loại hình duy nhất không có tư cách pháp nhân.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Phạm tội buôn vàng lậu có bị đi tù không theo quy định 2023
- Tải xuống miễn phí mẫu nghị quyết đại hội đồng cổ đông
- Xây thêm tầng tum có phải xin giấy phép không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mức hưởng chế độ ốm đau đối với sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đã đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 100 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực bao gồm:
Đơn đề nghị công nhận theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục V Nghị định này;
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội.
+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động.
+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có chức năng giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.