Xin chào Luật sư X, anh họ tôi mới đây đã bị công an kết hợp với biên phòng bắt giữ vì đưa người Trung Quốc sang Việt Nam nhập cảnh trái phép. Nghe nói người anh họ này bị một đường dây xúi giục để thực hiện hành vi này. Vậy nhập cảnh là gì? Hành vi bị cấm khi nhập cảnh hiện nay ra sao? Tổ chức nhập cảnh trái phép là vi phạm gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Khái quát về nhập cảnh
Nhập cảnh là việc người, phương tiện di chuyển qua biên giới để vào lãnh thổ của một nước.
Người muốn nhập cảnh phải có hộ chiếu được thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn.
Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập cảnh vào Việt Nam phải qua những cửa khẩu chỉ định và phải chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan, y tế và cơ quan an ninh. Thời hạn thị thực phù hợp với thời hạn được phép nhập cảnh. Công dân Việt Nam ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam. Thị thực nhập cảnh có giá trị một lần trong thời hạn ba tháng và có thể được gia hạn không quá ba tháng. Trường hợp cần thiết có thể được thị thực nhập cảnh, xuất cảnh có giá trị nhiều lần trong thời hạn dài hơn phù hợp với nhiệm kì công tác hoặc thời gian học tập, lao động, chữa bệnh…
Cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập cảnh w cấp thị thực nhập cảnh là: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và cơ quan được Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đy nhiệm trong nước, cơ quan đại diện ngoại giao, s quan lãnh sự và cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền ở nước ngoài.
Hành vi bị nghiêm cấm khi nhập cảnh theo quy định hiện nay
1. Cản trở người nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
4. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
5. Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”
=> Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm khi nhập cảnh có thể kể đến theo quy định pháp luật như sau:
Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc nhất định, thì người nước ngoài bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Nhập cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh;
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh;
- Lợi dụng việc nhập cảnh để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (người nước ngoài nhập cảnh sai mục đích).
- Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh để nhập cảnh.
Tổ chức nhập cảnh trái phép là vi phạm gì?
Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là hành vi cố ý, trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, thể hiện ở hành vi đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này có thể được thực hiện bằng các phương pháp, phương tiện, thủ đoạn khác nhâu như lén lút, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng xuất cảnh, nhập cảnh không có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới; có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới nhưng đã quá hạn hoặc không có thị thực xuất cảnh, nhập cảnh; sử dụng hộ chiếu giả hoặc giấy thông hành, nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh. Người có hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý như sau:
Đối với hành vi tổ chức xuất nhập cảnh trái phép:
Trách nhiệm pháp lý mà pháp luật Việt Nam quy định đối với hành vi tổ chức, môi giới nhập cảnh trái phép nghiêm khắc và nặng hơn so với hành vi nhập cảnh trái phép. Người có hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính:
Căn cứ tại Điểm đ Khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định người có hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam trái phép bị phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng.
Xử lý hình sự:
1. Cấu thành của tội phạm
- Khách thể
Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến quản lý hành chính tỏng lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Mặt khách quan
+ Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trên lãnh thổ Việt Nam mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thị thực. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.
+ Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất cảnh, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời khỏi Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
- Chủ thể
Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
2. Chế tài xử lý
Căn cứ Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
” 1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, tổ chức cho người khác xuất nhập cảnh trái phép được hiểu là hành vi dụ dỗ, lôi kéo, tạo điều kiện, sắp xếp để người khác xuất nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Còn môi giới cho người khác xuất nhập cảnh trái phép được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên để thu xếp cho người khác xuất nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hợp đồng thuê nhà có công chứng mới 2022
- Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không?
- Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam như thế nào?
- Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài như thế nào?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tổ chức nhập cảnh trái phép là vi phạm gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định mẫu trích lục quyết định ly hôn; lấy giấy chứng nhận độc thân; trích lục bản án ly hôn online;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đối với thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh. Thẩm quyền này thuộc nhiều cá nhân, cơ quan khác nhau. Không chỉ riêng người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh.
Người đứng đầu đơn vị kiểm soát chỉ có thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh trong 6 trường hợp đầu. Các trường hợp tiếp theo, thẩm quyền lần lượt thuộc về:
Bộ trưởng Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc nhất định:
Thứ nhất, tuân thủ quy định của Luật Xuất nhập cảnh, các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Thứ ba, người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Nhập cảnh trái phép là hành vi từ ngoài biên giới Việt Nam vào Việt Nam trái với những quy định về nhập cảnh của Nhạ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.