Thuế thu nhập cá nhân mua bán đất là một trong các loại thuế phí mà các bạn phải nộp cho Nhà nước khi tiến hành các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, không phải ai bán đất cũng phải nộp thuế TNCN. Trong phạm vi bài viết này, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định của pháp luật hiện hành về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
Ai phải đóng thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (trừ các trường hợp được miễn thuế quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật này).
Theo đó, xét về nghĩa vụ tài chính của các bên khi chuyển quyền sử dụng đất thì bên chuyển nhượng sẽ là người có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vì vậy bên chuyển nhượng sẽ phải có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất.
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất sẽ được xác định theo từng trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nếu giá chuyển nhượng trong hợp đồng bằng hoặc cao hơn giá đất tại bảng giá đất thì công thức sẽ như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp | = | 2% | x | Giá chuyển nhượng |
Trong đó, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng.
Nếu hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng. Khi đó thuế TNCN được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp | = | 2% | x | Diện tích | x | Giá 1m2 theo bảng giá đất |
Trường hợp 2: Chuyển nhượng quyền thuê đất có công thức tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân | = | 2% | x | Giá chuyển nhượng/giá cho thuê lại |
Trong đó:
- Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước.
- Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân khi sang tên sổ đỏ.
Thông thường khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thì các bên sẽ phải chịu khoản chi phí thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, có một số trường hợp khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ được miễn thuế thu nhập cá nhân được quy định tại điểm a, b và điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
- Nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ những người có quan hệ huyết thống, giữa vợ và chồng với nhau.
- Nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc nhận di sản thừa kế theo pháp luật.
- Người chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một nhà ở hoặc quyền sử dụng đất duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam tại thời điểm chuyển nhượng
- Có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.
- Trường hợp người có duy nhất một nhà ở hoặc quyền sử dụng đất duy nhất phải chuyển nhượng toàn bộ nhà ở hoặc toàn bộ mảnh đất đang có.
- Thỏa thuận phân chia tài sản chung của đồng sở hữu hoặc thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản.
Thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
– Hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
– Hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.
Trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai, quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng tương lai là thời điểm cá nhân nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế.
Lưu ý: Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thỏa thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của tòa án,… Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Hợp đồng mua bán xe có hiệu lực khi nào?
- Chứng chỉ giáo lý hôn nhân có thời hạn không?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục tạm dừng công ty hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo độc quyền, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân. Trong trường hợp đánh vào thu nhập của cá nhân, nó được gọi là thuế thu nhập cá nhân.
Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.