Chào Luật sư X, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa các nước càng được thúc đẩy mạnh. Nhận thấy nhận thấy tiềm năng phát triển của vận chuyển hàng hóa bằng đường tàu biển. Vì thế tôi đang có ý định mở một công ty tư nhân chuyên nhận giao hàng hóa của các công ty Việt Nam sang nước ngoài bằng đường tàu biển. Cũng chính vì thế tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến xuất khẩu hàng hóa trong đó có cách tính thuế nhập khẩu theo giá FOB. Vậy tính thuế nhập khẩu theo giá FOB năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 05/2018/TT-BCT
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
Giá FOB là gì?
Tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa, có quy định về trị giá hải quan FOB như sau:
Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.
Bên cạnh đó. Thông tư cũng có quy định thêm:
Trị giá CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.
Tính thuế nhập khẩu theo giá FOB năm 2023
Cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm
Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Số thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu được tính như sau:
Số thuế xuất khẩu – nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng loại hàng hóa thực tế xuất khẩu – nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng loại hàng hóa
Trong đó: Trị giá tính thuế:
– Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:
Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất. Không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) – (Tức là giá FOB).
– Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:
Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))
Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế
- Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))
Trị giá tính thuế = Giá CIF
– Thuế suất: Từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức thuế suất khác nhau.
Cách tính thuế xuất nhập khẩu tuyệt đối
Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
– Số thuế áp dụng theo phương pháp này được xác định:
Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt * (Trị giá tính thuế NK + Thuế NK)
Thuế bảo vệ môi trường = Thuế suất tuyệt đối thuế bảo vệ môi trường * Lượng hàng
Thuế giá trị gia tăng = (Giá tính thuế hàng nhập + Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế BVMT)* Thuế suất thuế GTGT
Phương pháp tính thuế hỗn hợp
Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.
– Số thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định:
Là tổng số thuế theo tỷ lệ phần trăm và số thuế tuyệt đối.
Căn cứ tính thuế FOB như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
– Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
– Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
– Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Ai phải nộp thuế FOB?
Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:
– Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
– Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
- Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
- Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
– Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
– Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Tính thuế nhập khẩu theo giá FOB chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tính thuế nhập khẩu theo giá FOB năm 2023“ Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về làm đơn ly hôn đơn phương cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan. Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Nếu doanh nghiệp thiếu các chứng từ thì tính thuế như sau:
– Nếu thiếu tờ khai hải quan và có đầy đủ các chứng từ khác: thì tính thuế GTGT đầu ra là 10% và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Nếu có tờ khai hải quan nhưng không có đủ các chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hợp đồng gia công hàng hóa và các chứng từ khác theo quy định: thì không phải tính thuế GTGT đầu ra và không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
– Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ và hàng hoá gia công chuyển tiếp:
Nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định: thì tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Tức là doanh nghiệp phải tính thuế đầu ra là 10% và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.