Có thể thấy rằng theo quy định của pháp luật, công dân sẽ cần phải thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nhau, và một trong số nghĩa vụ sẽ cần phải thực hiện đó chính là nghĩa vụ quân sự, đây là một nghĩa vụ thiêng liêng cao cả. Được phụ vụ trong môi trường quân đội, được cống hiến sức khỏe, sức trẻ của mình để bảo vệ Tổ quốc là một niềm vinh dự, tự hào của mỗi người. Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ mà công dân bắt buộc phải thực hiện thì có những công dân vẫn sẽ có mong muốn tự nguyện nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ. Vậy khi tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự được gì là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
- Thông tư 95/2016/TT-BQP
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Dù là thời chiến hay thời bình, năm tháng qua đi, nhưng những giá trị, đích thực của văn học kháng chiến với hình ảnh trung tâm là “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn còn nguyên giá trị. Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân
Theo khoản 1, Điều 4 trong Chương I của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành có ghi rõ:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Theo đó, tất cả công dân của Việt Nam đang ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội,tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ học vấn hay nghề nghiệp cũng như nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Có được tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự được hiểu là việc công dân thực hiện đúng với các quy định của giấy gọi nhập ngũ cũng như tham gia đúng thời gian tuyển quân và không có các hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Để có thể tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện thì bạn cần đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn để tuyển quân theo quy định tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định :
Tiêu chuẩn về tuổi đời:
- Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
- Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Tiêu chuẩn chính trị:
- Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
- Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội. Về tiêu chuẩn chính trị thì sẽ do quy định riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định. Miễn sao bạn không thuộc các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015:
“a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.”
Tiêu chuẩn văn hóa:
- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Tiêu chuẩn sức khỏe
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Dẫn chiếu theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định cách phân loại sức khỏe căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
+ Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
- Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Như vậy có thể nộp đơn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã địa phương nơi đang cư trú để tham gia nghĩa vụ quân sự theo nguyện vọng của mình nếu như đáp ứng đủ những tiêu chuẩn ở trên.
Tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự được gì?
Nhắc tới nghĩa vụ quân sự người ta thường nghĩ tới những việc làm thuộc về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, khi thực hiện nghĩa vụ quân sự công dân vẫn được hưởng những quyền lợi nhất định.
Quyền lợi đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ:
– Bảo hiểm xã hội : Căn cứ quy định tại Điều 7 – Thông tư 95/2016/TT-BQP Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ sẽ được hưởng các quyền lợi như được đóng bảo hiểm xã hội khi tham gia nghĩa vụ quân sự, thời gian hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội và là cơ sở để tính hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội.
– Nghỉ phép: Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định: Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
– Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
– Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh. (Số ngày được thanh toán cao nhất của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ là 10 ngày. Không được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường và thời gian được tính là ngày đi đường)
– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
– Chế độ nhân thân: Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định việc tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự còn mang tới quyền lợi với nhân thân theo quy định tại . Cụ thể:
Điều kiện | Phụ cấp | |
Nhà ở gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế | 3.000.000 đồng/suất/lần | Thực hiện không quá 02 lần/năm |
Thân nhân ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên | 500.000 đồng/thân nhân/lần | |
Thân nhân hy sinh, từ trần hoặc mất tích | 2.000.000 đồng/người | |
Miễn giảm học phí cho con đẻ, con nuôi hợp pháp |
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về ttrợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ
+ Được hưởng chế độ BHXH một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội sẽ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ
+ Nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ sẽ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
+ Trợ cấp tạo việc làm sẽ bằng 06 tháng tiền lương cơ sở
+ Được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.
+ Nếu về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo (không áp dụng với trường hợp xuất ngũ trước thời hạn).
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự được gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về kinh nghiệm làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đơn xin khám lại nghĩa vụ quân sự mới năm 2022
- Cận bao nhiêu độ được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định?
Câu hỏi thường gặp:
Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự quy định thời gian phục vụ trong thời bình là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
– Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
– Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:
Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ;
Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng nề do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận;
Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn;
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn;
Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang học đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Miễn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:
Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.