Chào Luật sư, ông tôi đã về hưu từ lâu, tuổi cũng đã lớn tuổi nhưng gần đây tôi cũng biết đến cách tính online để ông có thể tính lương của mình thuận tiện hơn. Luật sư cho tôi hỏi Tính lương hưu online như thế nào? được quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Tính lương hưu online như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện hưởng lương hưu
Người lao động hưởng lương hưu khi đủ các điều kiện sau đây:
- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Cách tính lương hưu hàng tháng
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, công thức chung để tính mức hưởng lương hưu của mọi người lao động tham gia BHXH như sau:
Lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ hưởng | x | Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH |
Trong đó,
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng
- Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
- Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Năm nghỉ hưu | Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 | 16 năm |
2019 | 17 năm |
2020 | 18 năm |
2021 | 19 năm |
Từ 2022 trở đi | 20 năm |
Theo đó,
Lao động nam:
Nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được hưởng 45%.
(Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%)
– Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
– Mức hưởng tối đa là 75%.
Ví dụ: Ông A đóng BHXH được 24 năm. Năm 2021, ông A nghỉ hưu. Tỷ lệ lương hưu ông A được nhận như sau:
– 19 năm đóng BHXH: Hưởng 45%
– 05 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 05 x 2% = 10%
Tổng tỷ lệ lương hưu của ông A = 45% + 10% = 55%
Lao động nữ:
– Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.
– Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
– Mức hưởng tối đa là 75%.
Ví dụ: Bà A đóng BHXH được 26 năm. Năm 2021, bà A nghỉ hưu. Tỷ lệ lương hưu bà A được nhận như sau:
– 15 năm đóng BHXH: Hưởng 45%
– 11 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 11 x 2% = 22%
Tổng tỷ lệ lương hưu của bà A = 45% + 22% = 67%
Lưu ý:
- Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
- Đối với cả lao động nam và lao động nữ, nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2%.
Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH
Người tham gia BHXH bắt buộc
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được chia thành nhiều trường hợp:
Trường hợp 1:Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
– Người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
60 tháng |
– Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
72 tháng |
– Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
96 tháng |
– Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm(120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
120 tháng |
– Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm(180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
180 tháng |
– Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm(240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
240 tháng |
– Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng |
Tổng số tháng đóng BHXH |
Trong đó:
– Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trường hợp 2:Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định.
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH |
Tổng số tháng đóng BHXH |
Trong đó:
– Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
– Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh theo hệ số trượt giá được ban hành tại thời điểm hưởng. Cụ thể:
Tiền lương tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm | = | Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm | x | Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng |
Bảng hệ số trượt giá áp dụng đối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021 – 31/12/2021 (theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH):
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 |
Mức điều chỉnh | 5,01 | 4,25 | 4,02 | 3,89 | 3,61 | 3,46 | 3,52 | 3,53 | 3,40 | 3,29 | 3,06 | 2,82 | 2,62 | 2,42 |
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 |
Mức điều chỉnh | 1,97 | 1,84 | 1,69 | 1,42 | 1,30 | 1,22 | 1,18 | 1,17 | 1,14 | 1,10 | 1,06 | 1,03 | 1,00 | 1,0 |
Chú ý: Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu và BHXH 1 lần là giống nhau nên để dễ dàng tính được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, bạn đọc có thể thể tham khảo Hệ thống tính BHXH 1 lần online.
Trường hợp 3:Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định | + | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định |
Tổng số tháng đóng BHXH |
Trong đó:
– Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định = Tổng số tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của trường hợp 2.
– Có từ 2 giai đoạn đóng BHXH trở lên theo tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định được tính như trên.
Người tham gia BHXH tự nguyện:
Căn cứ: Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Mbqtn | = | Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH |
Tổng số tháng đóng BHXH |
Trong đó:
– Mbqtn: Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
– Thu nhập tháng đã đóng BHXH là thu nhập đã được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ban hành tại thời điểm nhận lương hưu:
Thu nhập tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm | = | Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm | x | Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng |
Bảng hệ số trượt giá áp dụng đối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021 – 31/12/2021 (theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH):
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 |
Mức điều chỉnh | 1,97 | 1,84 | 1,69 | 1,42 | 1,30 | 1,22 | 1,18 |
Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 |
Mức điều chỉnh | 1,17 | 1,14 | 1,10 | 1,06 | 1,03 | 1,00 | 1,00 |
Người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện:
Căn cứ: Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Mbqtl-tn | = | Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện | + | (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | x | Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc) |
Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc |
Trong đó: Mbqtl-tn là mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Tính lương hưu online như thế nào? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
Tính đến năm 2016 bác được 47 tuổi và nếu trong 20 năm công tác bác đóng đủ bảo hiểm xã hội thì bác vẫn không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. Tuy nhiên, bác có thể sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“ a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Trường hợp của bác cũng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Bác có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để chờ đủ độ tuổi để hưởng chế độ hưu trí theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Mức lương hưu hàng tháng được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”
1 – Xuất cảnh trái phép.
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, cá nhân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Nếu không đáp ứng điều kiện trên, người tự ý xuất cảnh ra nước ngoài sẽ bị coi là xuất cảnh trái phép.
Với hành vi này, người lao động không chỉ bị dừng chi trả lương hưu hàng tháng mà còn có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh tại Điều 347 Bộ luật Hình sự năm 2015.
2 – Bị tòa án tuyên bố là mất tích.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015, một người sẽ Tòa án tuyên bố mất tích khi có đủ các điều kiện sau:
– Người đó đã biệt tích 02 năm liền trở lên, dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người này còn sống hay đã chết.
– Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Sau khi bị tuyên bố là mất tích, người lao động sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng.
3 – Có căn cứ xác định việc hưởng lương hưu không đúng quy định.
Căn cứ Điều 54, Điều 55 Luật BHXH năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người lao động muốn hưởng lương hưu hằng tháng phải đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
– Đủ tuổi nghỉ hưu.
– Đủ thời gian đóng BHXH theo quy định:
+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên: Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
+ Đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên: Các trường hợp còn lại.
Khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết hưởng lương hưu cho người lao động là không đúng quy định, cơ quan BHXH sẽ ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người lao động biết.
Căn cứ Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi:
Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Theo đó, về độ tuổi, người lao động nghỉ hưu năm 2022, trong điều kiện bình thường phải đủ 60 tuổi 06 tháng với lao động nam, đủ 55 tuổi 08 tháng với lao động nữ.
Trường hợp đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định trên nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Như vậy, để được hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2022 là nam đủ 60 tuổi 06 tháng; nữ đủ 55 tuổi 08 tháng và đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.