Thưa luật sư, Tôi đang rất phân vân giữa tội cưới tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản. Vì tôi thấy hai tội này có dấu hiệu gần giống như nhau là đều có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc đe dọa tinh thần khiến người đó rơi vào trạng thái không thể chống cự được. Nếu mà người đó mà sợ hãi không thể làm gì khác thôi thì có bị coi là cướp tài sản không? Luật sư có thể nêu một tình huống cụ thể về tội cưỡng đoạt tài sản trong thực tế để tôi có thể dễ hình dung được không? Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Tình huống tội cưỡng đoạt tài sản? Được quy định như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Tội cưỡng đoạt tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 170 – Bộ luật hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Tình huống về tội cưỡng đoạt tài sản theo thực tế
Mai Văn A là đối tượng nghiện ma túy nên muốn tìm sơ hở của người khác để chiếm đoạt tài sản nhằm kiếm tiền mua ma túy sử dụng. Khoảng 22 giờ ngày 02/02/2018, khi đang lưu thông trên đường X, phường B, thành phố Đ, tỉnh Q, phát hiện cháu Tống Mỹ L (SN 2004) đang dừng xe nghe điện thoại bên đường, A chạy tới túm tóc và quát nạt buộc cháu L đưa tiền nhưng L nói không có nên A xô ngã L. Trong lúc L đang hoản loạn, lợi dụng đêm tối A đã lấy xe đạp hiệu ASAMA của cháu L. Khi đang tẩu thoát thì A bị quần chúng phát hiện, đuổi bắt và dẫn giải đến Công an thành phố Đ. Trưởng Công an thành phố Đ đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ra quyết định bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, ra quyết định tạm giữ trong thời hạn 03 ngày tính từ 23 giờ ngày 02/02/2018 đến 23 giờ ngày 05/02/2018.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Mai Văn A về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, ra lệnh tạm giam trong thời hạn 03 tháng đối với A, tính từ ngày 05/02/2018 đến ngày 04/05/2018.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đ đã ra quyết định phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với bị can A.
Kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và Bản kết luận điều tra sang Viện kiểm sát. Xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam đối với bị can, nên Kiểm sát viên thành phố Đ được sự ủy quyền của Viện trưởng đã ra quyết định thay đổi BPNC tạm giam, áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 21/12/2018, xét thấy A không phạm tội Cưỡng đoạt tài sản nên Tòa án nhân dân thành phố Đ đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Mai Văn A 04 năm tù về tội “Cướp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015.
Là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, anh (chị) hãy xác định những vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án nêu trên? Nêu hướng giải quyết?
Nhận xét về các vi phạm pháp luật theo tình huống tội cưỡng đoạt tài sản :
– Trưởng Công an thành phố Đ đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ra quyết định bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, ra quyết định tạm giữ trong thời hạn 03 ngày tính từ 23 giờ ngày 02/02/2018 đến 23 giờ ngày 05/02/2018 đối với Mai Văn A là sai thẩm quyền, vì thẩm quyền trong trường hợp này thuộc Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an thành phố Đ.
– Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Mai Văn A về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 là sai tội danh, cần khởi tố A về tội “Cướp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 vì A đã có hành vi dùng vũ lực (Túm tóc, xô L ngã) và đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt xe đạp của L.
– Cơ quan CSĐT ra lệnh tạm giam trong thời hạn 03 tháng đối với A, tính từ ngày 05/02/2018 đến ngày 04/05/2018 là sai. Theo quy định tại khoản 4 Điều 118 BLTTHS và Điều 6 Thông tư liên tịch số 05/2005 thì Lệnh tạm giam cần phải trừ đi 03 ngày đã tạm giữ trước đó.
Hướng giải quyết tình huống tội cưỡng đoạt tài sản:
– Đối với các vi phạm nêu trên, Kiểm sát viên cần đề xuất Lãnh đạo Viện không phê chuẩn, yêu cầu CQĐT hủy bỏ hoặc Viện kiểm sát trực tiếp hủy bỏ.
– Đối với các quyết định phê chuẩn sai, Viện kiểm sát phải trực tiếp ra quyết định hủy bỏ đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm.
– Kiểm sát viên thành phố Đ được sự ủy quyền của Viện trưởng đã ra quyết định thay đổi BPNC tạm giam, áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với A là sai thẩm quyền, vì theo quy định tại Điều 42 BLTTHS thì Viện trưởng không được ủy quyền cho KSV thực hiện quyết định trên. Như vậy Viện trưởng VKS thành phố Đ cần hủy bỏ quyết định trên của KSV, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm.
– Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 21/12/2018, xét thấy A không phạm tội Cưỡng đoạt tài sản nên Tòa án nhân dân thành phố Đ đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Mai Văn A 04 năm tù về tội “Cướp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 là vi phạm về giới hạn xét xử quy định tại Điều 196 BLTTHS. Trong trường hợp này, HĐXX cần hoãn phiên tòa và trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố về tội Cướp tài sản, chứ không thể tự xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Kiểm sát viên cần đề xuất Lãnh đạo Viện ban hành kháng nghị phúc thẩm theo hướng hủy án sơ thẩm để giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Điểm khác nhau giữa cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản
Hành vi khách quan
– Cướp tài sản: Dùng vũ lực, đe dọa ngay tức khắc dung vũ lực hoặc dung thủ đoạn khác làm người có trách nhiệm về tài sản lâm vào tình trạng không thể tự vệ được để chiếm đoạt tài sản.
– Cưỡng đoạt tài sản: Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhau uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản, buộc người có trách nhiệm về tài sản giao nộp tài sản nếu không giao nộp tài sản họ sẽ bị áp dụng dùng vũ lực hoặc sẽ bị gây thiệt hại đến nhân thân.
Trình trạng về mặt ý chí của nạn nhân
Cướp tài sản: Nạn nhân bị tê liệt về mặt ý chí do hành vi của người phạm tội gây ra , rơi vào tình trạng không thể chống cự được.
Cưỡng đoạt tài sản: Hành vi “sẽ dùng vũ lực” không diễn ra “ngay tức khắc” nên không làm cho nạn nhân bị tê liệt về mặt ý chí mà nạn nhân vẫn có thể chống cự được. Và nạn nhân vẫn còn khả năng, điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc, chọn lựa, quyết định hành động trong một giới hạn nhất định.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Tình huống tội cưỡng đoạt tài sản”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Khi phạm tội cưỡng đoạt tài sản nếu muốn được hưởng án treo thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP cụ thể như sau:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
– Có nhân thân tốt.
– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
.- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng
Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và các thiệt hại phi vật chất).
Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội… Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ vào các quy định trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản bị coi là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” khi gây ra một trong những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản nêu trên.
Mặc dù tình tiết này không còn là tình tiết định khung của Tội cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự mới nhất – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tuy nhiên vẫn có ý nghĩa tham khảo dưới góc độ lý luận và được áp dụng với các vụ việc xảy ra vào thời điểm khi bộ luật hình sự mới chưa có hiệu lực thi hành.