Trí tuệ tồn tại trong con người và trí tuệ này gần như là vô tận, là không có giới hạn. Đó là những khả năng về suy nghĩ, về hành động và cách sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết trong ý thức, cái nhìn sâu sắc của mình về thế giới quan. Sự sáng tạo, tư duy mới trong trí tuệ và cách thể hiện sự sáng tạo, tư duy đó thì không phải ai cũng có được. Đây một điểm riêng biệt của mỗi người khi thể hiện trí tuệ của mình ra bên ngoài. Để bảo đảm cho sự riêng biệt đó không bị sao chép một cách tràn lan, pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đã đặt ra các quy định trong việc bảo hộ sự độc quyền các sản phẩm được tạo ra từ sự sáng tạo trong trí tuệ của con người và coi đó như một tài sản có giá trị về mặt thực tế cũng như là về mặt pháp lý. Vậy tài sản trí tuệ bao gồm những gì? Tính độc quyền của tài sản trí tuệ được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022
Nội dung tư vấn
Tài sản trí tuệ là gì?
Theo cách giải thích trong một số từ điển tiếng Việt, trí tuệ được coi đó là phần suy nghĩ, tư duy của con người, bao gồm những khả năng tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, lí luận, thu nhận tri thức,…có thể tiến triển lên tới phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật.
Dưới góc độ tài sản, tài sản trí tuệ là một loại tài sản gắn với trí tuệ, hình thành từ hoạt động trí tuệ của con người. Đây là một dạng tài sản hình thành trong quá trình tư duy của con người đối với thực tiễn về một sự vật, hiện tượng, một vấn đề khoa học, một nghiên cứu… nào đó hay nói cách khác đó là quá trình tư duy của con người đối với thế giới khách quan được nhận biết dưới dạng kết quả cụ thể của hoạt động sáng tạo và có giá trị khi đem lại những lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho người nắm tài sản này.
Dưới góc độ pháp lý, mặc dù pháp luật về sở hữu trí tuệ hay những văn bản pháp luật có liên quan khác chưa đưa ra định nghĩa vụ thể về tài sản trí tuệ là gì. Tuy nhiên trên cơ sở tại khoản 2 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 do Quốc hội ban hành quy định về quyền sở hữu trí tuệ: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.
Theo đó, có thể hiểu tài sản trí tuệ sẽ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Cụ thể như sau:
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Tính độc quyền của tài sản trí tuệ là gì?
Độc quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một giải pháp nhằm bảo vệ sự sáng tạo của tác giả đối với các sản phẩm trí tuệ của mình qua đó tạo sự cạnh tranh về quyền sở hữu và quyền thương mại đối với sản phẩm hoặc ý tưởng do mình sở hữu. Ví dụ như: Độc quyền thương hiệu, độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp,…
Khác với các lĩnh vực khác thì yếu tố độc quyền trong lĩnh vực sở hữu mang tính riêng biệt và cần được khuyến khích, trừ một số trường hợp phải chuyển giao quyền bắt buộc.
Về nguyên tắc
– Tính độc quyền của tài sản trí tuệ chỉ có chủ sở hữu được phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, nếu chủ thể khác muốn sử dụng thì phải có sự cho phép của chủ sở hữu. Điều này được thể hiện thông qua việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí của mình.
– Độc quyền tài sản trí tuệ hay bảo vệ tài sản trí tuệ thông qua việc bảo hộ các tài hữu trí tuệ sẽ nhằm cho phép chủ sở hữu được quyền khai thác tài sản trí tuệ của mình, ngăn cấm các hành vi sử dụng, sao chép, bắt chước mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu và không có sự bồi hoàn xứng đáng cho họ. Tuy nhiên, các tài sản trí tuệ luôn bị giới hạn trong phạm vi, thời hạn nhất định và trong những trường hợp đặc biệt Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ sở hữu thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ sở hữu phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền đó để nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn cộng đồng.
Lưu ý rằng, nguyên tắc tính độc quyền trong sở hữu trí tuệ không được áp dụng trong mọi trường hợp vì trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép một bên không phải chủ sở hữu được phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đó mà không cần đến sự đồng ý của chủ sở hữu. Điều này sẽ nhằm cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội là quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao. Dẫn chứng cho điều này thì theo như nội dung của Công ước Berne, trong những trường hợp nhất định quốc gia thành viên có quyền quy định việc sao chép, trích dẫn, in lại, phát sóng lại….với mức độ phù hợp với thông lệ, không nhằm mục đích kinh doanh và không xâm hại tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt hại bất hợp lý cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả thì việc sử dụng đó không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong những trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm được sử dụng.
Căn cứ phát sinh và căn cứ xác lập tài sản hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Theo đó, căn cứ tại Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:
– Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
– Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
– Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
– Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Tính độc quyền của tài sản trí tuệ chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tính độc quyền của tài sản trí tuệ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về giấy quyết định ly hôn đơn phương. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Tải xuống mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ mới năm 2023
- Quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế ra sao?
- Trình tự thủ tục thanh lý tài sản công năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
Căn cứ theo Luật số 36/2009/QH12 và Luật số 07/2022/QH15 thì:
– Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
– Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
– Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.