Trong ngày 9/5 có thông tin pháp luật gì nổi bật. Hãy cùng Luật sư X điểm qua một số thông tin nhé.
Người dân sẽ có thể rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip.
Thời gian qua, các địa phương vẫn luôn gấp rút triển khai việc cấp Căn cước Công dân (CCCD) gắn chip cho người dân cả nước. Trong tương lai, đây là một trong những thủ tục được cho là sẽ được giản lược về mặt hồ sơ, giấy tờ để thuận tiện hơn cho công tác hành chính.
Mới đây, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an đã phối hợp với một số ngân hàng, triển khai thí điểm dịch vụ rút tiền bằng thẻ CCCD. Một số người dân đã được trải nghiệm tính năng này tại một số ngân hàng bày tỏ sự bất ngờ của mình vì không ngờ CCCD cũng có thể rút tiền.
So với CMND, CCCD sử dụng mã vạch, CCCD gắn chip điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm. Đồng thời, việc này sẽ giảm thời gian tác nghiệp của cán bộ, loại bỏ các rủi ro giả mạo, sai sót trong quá trình tác nghiệp so với kiểm tra đối chiếu chứng minh thư thông thường trước đây. Bác nào được rút tiền bằng CCCD thì chia sẻ cho mọi người biết về trải nghiệm này nhé
Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng Triển lãm Hội hoạ Điện Biên Phủ
Cụ thể Ngày 7/5, Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng Triển lãm Hội hoạ Điện Biên Phủ để thẩm định một số bức tranh trong triển lãm. Cụ thể, một trong các nội dung thẩm định có liên quan đến bức tranh dưới đây, do có những ý kiến cho rằng bức tranh chính của triển lãm Điện Biên Phủ vẽ “lá cờ bị rách quá” và anh bộ đội không đẹp, “không đúng về giải phẫu”. Sau quyết định trên, một số nghệ sĩ và nhà báo cho rằng Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội đã quá cứng nhắc, rập khuôn và không hiểu hết được giá trị nghệ thuật của bức tranh, có anh nhà báo còn phát biểu “thật quá kinh ngạc vì mức độ tối tăm của một số người!”.
Còn phía cá nhân, với tư cách là cựu chiến binh, có ý kiến cho rằng quyết định của Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội là hợp lý. Trước hết, về hình ảnh người lính trong bức tranh, thần thái toát lên là gì? Có nét nào gợi lên sự bất khuất, kiên định, dũng cảm của người lính không, hay chỉ gây tiếng cười cho người xem (nhiều người so sánh hình ảnh người lính với hình ảnh Zombie trong phim phương Tây).
Kể cả minh tinh điện ảnh thì trong 1 loạt các khoảnh khắc vẫn có những khung hình rất xấu. Nhưng khi đã vẽ ra, thì việc lựa chọn khung hình nào để vẽ sẽ là đại diện thần thái cho cả bức ảnh, huống gì đây là khuôn mặt, thần thái của cả 1 chiến dịch. Người chiến sỹ có thể gầy gò, ốm yếu, nhưng ánh mắt, khuôn mặt phải toát lên thần thái.
Đây là điều mà người hoạ sỹ chưa làm được. Về hình ảnh lá cờ, đồng ý rằng, trong chiến tranh, lá cờ có thể bị rách nát, bị đạn bắn hay ám mùi thuốc súng. Nhưng rách theo kiểu tan nát như thế này thì thực sự là quá lố và phi thực tế rồi. Nghệ thuật có thể sáng tạo, có thể đi theo hướng phóng khoáng hơn nhưng không có nghĩa là sáng tạo một cách lố lăng, phi thực tế, nhất là những tác phẩm về lịch sử. Chúng ta không tô hồng, không hình tượng hoá lịch sử, nhưng xin hãy TÔN TRỌNG LỊCH SỬ.
Vậy ý kiến các bạn như thế nào về vấn đề này?
Đề xuất bỏ xét nghiệm người nhập cảnh Việt Nam
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất bỏ yêu cầu khách quốc tế đến Việt Nam phải có xét nghiệm âm tính vì cản trở mở cửa du lịch.
Đề xuất của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, gửi Thủ tướng ngày 6/5. Ban này đồng thời đề nghị Bộ Y tế chỉ yêu cầu xét nghiệm nhanh tại cửa khẩu với những người nhập cảnh có triệu chứng như ho, sốt.
Quy định khách đến Việt Nam phải có bảo hiểm “bao gồm nội dung dành cho điều trị Covid-19” cũng được đề xuất bỏ. Hiện khách nhập cảnh Việt Nam phải có bảo hiểm y tế có nội dung chi trả điều trị Covid-19, mức tối thiểu 10.000 USD.
Những đề xuất trên xuất phát từ quy định về y tế với khách quốc tế “chưa theo kịp tình hình, chưa thuận lợi và không chứng minh được giá trị chống dịch rõ ràng”. Du khách trong nước khi đi lại từ nơi này đến nơi khác đã không phải xét nghiệm và khai báo y tế. Vì vậy, theo Ban IV, nếu không thay đổi, khách quốc tế sẽ lựa chọn đến nước khác có quy định thuận lợi hơn Việt Nam.
Cựu chủ tịch chứng khoán SME ra tòa trong vụ lừa 300 tỷ đồng
Ngày 9/5, 10 bị cáo trong vụ án lừa đảo 300 tỷ đồng liên quan Công ty cổ phần chứng khoán SME (SMES) và Công ty Cổ phần đầu tư tài chính công đoàn dầu khí (PVFI) bị TAND Hà Nội xét xử. Phiên tòa dự kiến kéo dài 10 ngày, thẩm phán Đặng Thị Thanh Huyền làm chủ tọa.
Ngoài ông, Phan Huy Chí, 4 bị cáo khác cũng là cựu lãnh đạo, cán bộ SMES, gồm: Phạm Minh Tuấn, cựu tổng giám đốc; Nguyễn Thành Nam, cựu giám đốc chi nhánh TP HCM và Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Phương Lan. Họ cùng bị cáo Cao Tuấn Nghĩa, cựu giám đốc Công ty CP tư vấn Anh, bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điều 139, Bộ luật Hình sự 1999.
Bốn cựu lãnh đạo PVFI bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 285, Bộ luật Hình sự 1999, gồm: Chu Xuân Lai, cựu tổng Giám đốc; Lê Xuân Tân, cựu phó tổng giám đốc; Vũ Xuân Công, cựu phó Ban dịch vụ tài chính và Vũ Thị Hồng Lan, cựu trưởng ban dịch vụ tài chính.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là những nội dung tin pháp luật nổi bật trong ngày 9/5. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Có thể bạn quan tâm
- Căn cước công dân sai địa chỉ thường trú thì làm thế nào?
- 5 chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2022?
- Tham nhũng tiền cứu trợ covid 19 bị phạt tù bao nhiêu năm?