Chào Luật sư. Em tên Nam 21 hiện tại em đang là sinh viên năm tư ngành quản trị kinh doanh. Em có quen thân với một người anh, người anh ấy mới vừa kinh doanh dịch vụ giặt ủi năm 2020. Trong lúc em sang cửa tiệm anh ấy chơi thì em thấy người giao nước xả vải cho anh ấy tới giao hàng với số lượng khá lớn mà anh ấy trả tiền liền cho họ mà anh em chỉ kí vào tờ giấy. Hòi ra mới biết anh ấy có đề nghị khi mua số lượng hàng hóa nước xả vải như thế thì khi sử hết 2 tháng kể từ ngày mua sẽ trả khoản tiền ấy. Cho em hỏi đây có phải là một hình thức tín dụng thương mại không ạ? Tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng khác nhau ở điểm nào vậy Luật sư. Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Em xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp vấn đề trên của bạn, mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết liên quan về chủ đề :”Tín dụng thương mại là gì?“. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ bạn trong công việc và cuộc sống.
Tín dụng thương mại là gì?
Tín dụng thương mại được hiểu là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp. Với nhau. Các doanh nghiệp này hợp tác với nhau dựa trên những hình thức như: mua – bán chịu hàng hóa cho nhau; trả chậm, trả góp; hoặc thông qua lưu thông kỳ phiếu.
Một ví dụ đơn giản về tín dụng thương mại là nhà phân phối bán “gối đầu” cho các đại lý cấp dưới. Khi mua hàng hóa từ nhà phân phối cấp cao hơn, họ thường có chính sách cho phép thanh toán chậm khi nhập hàng hóa. Nguồn hàng hóa này giống như là nguồn tài trợ vốn lưu động cho công ty.
Trong ví dụ này, nhà phân phối là bên cung cấp tín dụng thương mại, còn đại lý là bên nhận tín dụng.
Đối với các doanh nghiệp SME (doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ), tín dụng thương mại là nguồn tài chính quan trọng, thậm chí trong một số ngành nghề, đây là nguồn tài chính duy nhất của công ty.
Nghe qua về tín dụng thương mại, có vẻ các doanh nghiệp SME hưởng lợi nhiều từ công cụ này hơn.
Nhưng thực tế, mối quan hệ này có lợi cho cả hai bên. Bên cung cấp tín dụng thương mại có thể lưu thông hàng hóa nhanh hơn, tăng năng lực sản xuất, mở rộng quy mô, tăng tốc độ dòng tiền.
Bên nhận tín dụng thương mại có thể nhập hàng hóa để kinh doanh mà không cần tiền mặt.
Mục đích của tín dụng thương mại
Đối với bán chịu hàng hóa, người bán có hàng cần bán, người mua chưa có tiền hoặc chưa đủ tiền, cho nên họ cần tín dụng thương mại.
Người bán chịu có lợi là đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, thu được lợi tức tiền vay, chuyển nhượng thương phiếu để thu hồi vốn trước hạn. Người mua chịu có được hàng hóa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục.
Tín dụng thương mại: Là hình thức tín dụng giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa ( việc đặt tiền trước cho người cung cấp mà chưa lấy hàng cũng là hình thức tín dụng thương mại vì người mua cho người bán tạm thời sử dụng vốn của mình)
Vai trò của tín dụng thương mại đối với doanh nghiệp là gì?
Giành được người mua mới – Tín dụng thương mại là một giải pháp dễ dàng để giảm bớt dòng tiền, có thể giúp cải thiện lợi nhuận của một doanh nghiệp nhỏ. Với tư cách là một nhà cung cấp, cung cấp tín dụng thương mại là một chiến thuật hữu ích để doanh nghiệp giành được khách hàng mới – đặc biệt nếu các đối thủ cạnh tranh đòi thanh toán trước.
Bán nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn – Các nhà cung cấp có thể kết hợp tín dụng thương mại với chiết khấu hàng loạt để khuyến khích người mua chi tiêu nhiều hơn. Nếu người mua nhanh chóng bán hết hàng, khả năng cao họ sẽ quay lại mua thêm hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cải thiện lòng trung thành của người mua – Tín dụng thương mại của nhà cung cấp có thể ngăn người mua tìm kiếm nhà cung cấp khác và củng cố mối quan hệ giữa người cung cấp và người mua. Tín dụng thương mại dựa trên sự tin tưởng giữa hai bên, mối quan hệ đôi bên cùng có lợi có thể củng cố lòng trung thành của người mua.
Sự khác biệt của tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng
So sánh | Tín dụng thương mại | Tín dụng ngân hàng |
Bản chất | Hoạt động mua bán chịu trong một khoảng thời gian nhất định giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh | Hoạt động vay mượn tiền giữa Ngân hàng/tổ chức tín dụng với cá nhân/tổ chức đang có nhu cầu về vốn |
Đối tượng tham gia | Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh | Ngân hàng/tổ chức tín dụng, các cá nhân/tổ chức |
Sản phẩm tín dụng | Hàng hóa | Tiền |
Thời hạn vay | Ngắn hạn | Ngắn, trung, dài hạn |
Quy mô tín dụng | Hạn chế, phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp | Quy mô lớn, không phụ thuộc vào mối quan hệ hay loại hình kinh doanh |
Chi phí phát sinh | Thường không mất phí | Có phí sử dụng vốn gọi là lãi suất |
Công cụ lưu thông | Hợp đồng trả chậm, thương phiếu | Hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng |
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục mua bán sang tên xe máy năm 2023
- Thủ tục sang tên chuyển nhượng đất năm 2023
- Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm cho nhân viên
- Mất xe tại nơi làm việc có được bồi thường không năm 2023?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tín dụng thương mại là gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hồ sơ hưởng thai sản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tín dụng thương mại có thể được phân chia thành 2 loại:
+ Tín dụng thương mại tự do: Là tín dụng được chấp nhận trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu.
+ Tín dụng thương mại có chi phí: Là tín dụng ngoài tín dụng thương mại tự do với chi phí bằng đúng % chiết khấu cho phép.
+ Thanh toán chậm – Người mua trả tiền trễ là vấn đề chính mà các nhà cung cấp phải đối mặt khi cung cấp tín dụng thương mại.
+ Nợ xấu – Rủi ro lớn nhất của tín dụng thương mại mà các nhà cung cấp phải đối mặt là các khoản nợ khó đòi. Nợ khó đòi là khoản lỗ lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào và có thể lấy đi toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Do đó, nhà cung cấp cần phải tuân thủ các điều khoản tín dụng của mình và không nên cố gắng mở rộng các điều khoản bất hợp lý cho bất kỳ người mua nào.
+ Các vấn đề về dòng tiền – Việc thanh toán chậm hoặc người mua không thanh toán có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về dòng tiền đối với nhà cung cấp.
+ Chi phí chiết khấu tiền mặt – Là một phần để khuyến khích người mua thanh toán sớm, các nhà cung cấp đưa ra chiết khấu khi thanh toán sớm. Điều này làm giảm lợi nhuận của họ trên doanh số bán hàng.
+ Điều hành các phòng ban đặc biệt – Nhà cung cấp cần bỏ một khoản khi phí cho việc điều hành các bộ phận đặc biệt để quản lý tín dụng thương mại ví dụ như: bộ phận đánh giá khách hàng, bán hàng, thu tiền, pháp lý…
Hình thức thực hiện tín dụng thương mại là hợp đồng trả chậm; thương phiếu gồm hối phiếu ( giấy đòi tiền vô điều kiện do người bán phát hành) và lệnh phiếu ( giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người mua phát hành)