Việc tranh chấp đất đai đã dần trở thành tranh chấp phổ biến trong thời gian những năm trở lại đây, đặc biệt mới đây nhất sự việc tại Hưng Yên, xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia đất đai tại gia đình bà Điều, ba người con gái mang xăng đốt nhà mẹ đẻ, đã khiến hai người con gái và người mẹ lần lượt tử vong. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vụ tranh chấp đất đai đốt mẹ thời gian qua và quy định pháp luật về việc tranh chấp đất đai tại nội dung bài viết sau của Luật sư X:
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Vì giá trị đất đai là vô cùng lớn nên giữa các cá nhân, tổ chức thường xuyên xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai. Mặc dù thuật ngữ tranh chấp đất đai đã quen thuộc phổ biến trong đời sống nhưng không hẳn ai cũng hiểu và giải thích đúng được về khái niệm trên.
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đối với khái niệm tại Điều trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai.
Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.
Theo đó, cần xác định tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp hơn. Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định cụ thể rằng:
– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai hiện nay?
Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai nêu trên, có thể phân chia loại của tranh chấp đất đai cụ thể thành các trường hợp như sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.
– Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…
Một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
Tranh chấp liên quan đến đất
– Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn
– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất
Tìm hiểu vụ tranh chấp đất đai đốt mẹ thời gian qua
Vụ 3 cô con gái mang xăng đốt nhà mẹ đẻ do mâu thuẫn chuyện đất đai vẫn đang được Công an tỉnh Hưng Yên tiếp tục điều tra, làm rõ.
Trưa 14/12, ông Đặng Xuân Lương – Chủ tịch UBND huyện Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên) thông tin, bà Vũ Thị Điều (SN 1961, trú xã Trung Hòa), người bị 3 con gái tưới xăng đốt nhà dẫn đến hỏa hoạn, xảy ra 6 tuần trước đã tử vong.
Bà Điều tử vong lúc rạng sáng cùng ngày tại Hà Nội và gia đình đang lo các thủ tục hỏa thiêu, an táng.
Trước đó, khoảng 9h30 ngày 30/10, 3 người con gái của bà Điều gồm: Đỗ Thị Định (SN 1982), Đỗ Thị Điểm (SN 1988) và Đỗ Thị Đưa (SN 1990, cùng trú tại huyện Yên Mỹ) đến nhà mẹ đẻ để giải quyết mâu thuẫn trong việc tranh chấp tài sản, chia quyền thừa kế đất.
Khi đi đến nhà mẹ, các con gái bà Điều mang theo can xăng (loại can 10 lít). Tại đây, chị Điểm trực tiếp đổ xăng xuống phòng khách nhà mẹ đẻ rồi châm lửa đốt dẫn đến hỏa hoạn.
Vụ hỏa hoạn khiến cả 4 người trong gia đình bà Điều bị bỏng sau đó được người thân đưa vào Bệnh viện Bỏng quốc gia điều trị. Tài sản bị thiệt hại do vụ hỏa hoạn khoảng 50 triệu đồng.
Sau hơn một tháng điều trị tại bệnh viện, hai người con bà Điều là chị Định (con gái cả) và chị Điểm (con gái thứ 2), người trực tiếp tưới xăng, châm lửa đã tử vong do vết bỏng quá nặng.
Đại diện lãnh đạo UBND xã Trung Hòa (Yên Mỹ, Hưng Yên) cho biết, bà Điều có mảnh đất ở mặt đường và một mảnh đất trong ngõ. Chính quyền địa phương từng tiếp nhận những kiến nghị và tham gia hòa giải cho gia đình bà Điều về việc phân chia đất cho con trai và các con gái.
“Dù các con bà Điều từng ký vào thỏa thuận hòa giải do chính quyền tổ chức tuy nhiên sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra. Đến nay, vụ việc đã khiến bà Điều và 2 con gái tử vong do bỏng nặng. Vụ việc là điển hình của tấn bi kịch xuất phát từ mâu thuẫn trong phân chia tài sản, đất đai” – vị cán bộ bày tỏ sự đau xót.
Liên quan vụ việc này, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Hưng Yên quyết định khởi tố vụ án “Giết người” để điều tra làm rõ vụ hỏa hoạn xảy ra tại gia đình bà Điều.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tìm hiểu vụ tranh chấp đất đai đốt mẹ thời gian qua“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về luật tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Công nhận quyền sử dụng đất là gì theo pháp luật đất đai 2022?
- Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì theo quy định?
- Mức phạt hành chính khi không đăng ký đất đai theo quy định 2022
Câu hỏi thường gặp:
Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án cần có các giấy tờ sau:
Đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần được soạn đúng, đầy đủ nội dung theo quy định. Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có thể được soạn thảo theo mẫu đơn khởi kiện số 23-DS.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013;
Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người khởi kiện (Bản sao);
Sổ hộ khẩu (Bản sao);
Các giấy tờ liên quan khác.
Tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định về chưa đủ điều kiện khởi kiện như sau:
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Hiện nay có 2 phương thức giải quyết tranh chấp đất đai đó là: Hòa giải tại cơ sở và khởi kiện tại tòa án