Đất đai là một tài nguyên qúy giá, quan trọng và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay, bên cạnh với việc phát triển kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình và đây là một loại hàng hóa đặc biệt bởi nhu cầu sử dụng đất của người daab cần thiết. Theo đó mà việc xảy ra có nhiều tranh cấp liên quan đến đất đai ngày càng phổ biến và đa dạng về việc tranh chấp. Có thể thấy rằng thời gian vừa qua, liên tiếp xảy ra các vụ tranh chấp đất đai, trong đó có cả thiệt hại đến tính mạng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vụ giết người vì tranh chấp đất đai tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến nhất hiện nay
Hiện việc phân loại các dạng tranh chấp đất đai mang tính tương đối. Trên thực tế có những vụ án tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp có dấu hiệu của tất cả các dạng tranh chấp. Để xác định tranh chấp thuộc dạng tranh chấp đất đai nào, ngoài các quy định của luật đất đai cần căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam để xác định ai kiện, kiện ai, kiện về vấn đề gì và kiện như thế nào để xác định quan hệ pháp luật.
Hiện thực tế tại Việt Nam có các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến như sau:
Thứ nhất: Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau;
Dạng tranh chấp này thường phải kể đến một số loại tranh chấp như: Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ li hôn giữa vợ và chồng;Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác; Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác; tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính,,,
Thứ hai: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất/
Thông thường có các loại tranh chấp sau: tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ; Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng bào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Thứ ba: Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất.
Thông thường những tranh chấp này có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai có bắt buộc hòa giải không?
Thông thường khi xảy ra một tranh chấp, các bên thường có thiên hướng nghĩ đến việc hòa giải để việc tranh chấp đã được kết thúc và thể hiện sự thiện chí giữa các bên, vậy khi xảy ra tranh chấp đất đai thì sao? Pháp luật quy định tranh chấp đất đai có bắt buộc hòa giải không?
Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định:
2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải, còn các tranh chấp đất đai khác thì không bắt buộc hòa giải.
Tìm hiểu về vụ giết người vì tranh chấp đất đai
Vì tranh chấp đất lâm nghiệp mà giữa Nguyễn Văn Hà và ông Q. thường xuyên cãi cọ, phá hoại cây trồng của nhau.
Ngày 16/5, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hà (51 tuổi), trú xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) về tội Giết người. Nạn nhân trong vụ án là ông Đặng Quang Q. (SN 1973) người cùng địa phương.
Cáo trạng thể hiện, Hà và ông Q. xảy ra tranh chấp đất canh tác lâm nghiệp từ trước. Hai bên thường xuyên cãi cọ, phá hoại cây trồng của nhau. Dù chính quyền đã can thiệp, sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Ngày 15/12/2022, Hà thuê người đưa máy múc đào đất để trồng sắn. Khu vực đất này được xác định do Hà sở hữu hợp pháp.
Tuy nhiên, khi ông Q. phát hiện sự việc thì ngăn cản, 2 bên xảy ra mâu thuẫn. Bị ông Q. đuổi đánh, Hà bỏ chạy về lán trại rồi báo sự việc lên chính quyền UBND xã Phúc Sơn. Ban công an xã này đã hướng dẫn Nguyễn Văn Hà viết đơn trình báo theo quy định.
Hà nhờ vợ viết đơn rồi quay lại khu vực tranh chấp nói với Q. “Không được rào, chờ xã vô giải quyết”. Q. đáp lại “tau không cần biết, thằng nào đụng vô đây tau chém chết”. Sau đó, Q. tiếp tục cầm dao đuổi đánh Hà rồi quay lại đóng cọc làm hàng rào.
Khoảng 14h20 cùng ngày, Hà cầm con dao tự chế đến khu vực tranh chấp và tiếp tục cãi nhau với Q. Khi Hà đến rút cọc nứa mà Q. mới rào, thì lập tức Q. ném liên tiếp 2 khúc gỗ trúng vào vai, cổ của Hà. Dù Hà đã bỏ chạy, Q. vẫn cầm dao đuổi theo, ném con dao về phía đối thủ. Con dao rớt xuống đất, Q. nhặt lên rồi tiếp tục đuổi đánh.
Bị đuổi đánh, Hà quay người lại cầm dao đâm trúng vào vùng cổ, ngực… khiến Q. ngã xuống đất, tử vong.
Sau khi gây án, Hà gọi điện cho công an xã xin đầu thú. Nguyên nhân chết của nạn nhân là do suy hô hấp, suy tuần hoàn cấp do vết thương làm đứt động mạch, tĩnh mạch và trúng phổi trái.
Trước bục khai báo, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội. Bị cáo Hà khai mâu thuẫn đất đai đã có từ lâu khiến 2 bên thường xích mích. Về hành vi dùng dao đâm chết người, bị cáo khai do bị hại đuổi đánh mình trước nên đã không làm chủ được hành vi.
Bị cáo thừa nhận mình sai vì dù đã báo sự việc lên chính quyền địa phương, nhưng không đợi chính quyền xuống giải quyết dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trên.
Bị cáo xin lỗi bị hại và người thân của bị hại, đồng thời xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trước khi phiên tòa diễn ra, bị cáo đã tác động gia đình bồi thường cho gia đình bị hại 104 triệu đồng.
Tại phiên tòa, trước sự có mặt của người dân, HĐXX cũng nói về các mâu thuẫn trong xã hội, nhất là đất đai. Mâu thuẫn tranh chấp đất đai không chỉ gây tổn hại sức khỏe, rạn nứt mối quan hệ trong gia đình, hàng xóm mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Việc tranh chấp đất dẫn đến những án mạng cho thấy tình trạng đạo đức xã hội ở đâu đó đang có những vấn đề cần quan tâm.
Vì thế, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nơi phát sinh những xung đột, mâu thuẫn cần tăng cường trách nhiệm trong việc nắm bắt tình hình và sớm hóa giải những bất đồng, xô xát ngay từ khi mới manh nha.
Làm tốt công tác nắm bắt địa bàn và thực hiện tốt công tác hòa giải sẽ góp phần xoa dịu những bất đồng, bức xúc và ngăn ngừa xảy ra những vụ án mạng. Hòa giải hiệu quả sẽ góp phần bảo đảm an ninh trật tự và đoàn kết trong làng xã.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã phạm vào tội Giết người nên cần xử lý nghiêm. Tuy nhiên, trong vụ án này, bị hại cũng có một phần lỗi.
Xem xét toàn diện vụ án, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Văn Hà 10 năm tù về tội Giết người. Về dân sự, tòa buộc bị cáo phải bồi thường cho đại diện bị hại 205 triệu (được trừ số tiền đã bồi thường).
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tìm hiểu về vụ giết người vì tranh chấp đất đai“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về hòa giải tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Công nhận quyền sử dụng đất là gì theo pháp luật đất đai 2022?
- Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì theo quy định?
- Mức phạt hành chính khi không đăng ký đất đai theo quy định 2022
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:
– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Theo khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.